Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Sắp tới là dịp lễ lớn tết nguyên đán, tội phạm vùng biên giới sẽ diễn ra phức tạp. Vận chuyển trái phép tiền tệ cũng là một vấn nạn đáng lo lắng. Vậy tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới sẽ bị xử lý như thế nào? có bị đi tù hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015
- Nghị định 37/2022/NĐ-CP
Tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới
Xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) về việc xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Cá nhân vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
…
Như vậy, tùy theo giá trị hàng hóa mà người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới mà người có hành vi vi phạm có thể bị phạt lên đến 10 năm tù.
Khách thể của tội phạm
– Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa.
– Đối tượng tác động của vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa và hàng cấm.
+ Hàng hóa là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.
+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
+ Ngoại tệ;
+ Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim… (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định (Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội 2001)
Mặt khách quan của tội phạm
Dấu hiệu hành vi khách quan
-Tội phạm thể hiện ở hành vi: vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán.
Thông thường đối tượng phạm tội là những người được thuê, nhờ vận chuyển, do vậy có những trường hợp bản thân người thực hiện cũng không biết được loại hàng mình vận chuyển là hàng gì, song họ biết được việc họ vận chuyển qua biên giới là trái phép.
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
– Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.
– Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội buôn lậu có thể là:
– Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới;
– Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi vận chuyển nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động vận chuyển trái phép đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng…
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến luật sư bào chữa người bị tố vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Gói thầu tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu nào
- Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp
- Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
- Chung cư tái định cư la gì
Câu hỏi thường gặp
+ Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa không đúng với giấy phép.
+ Lợi dụng sự yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép để thuận lợi trong qua trình vận chuyển hàng hóa.
+ Nhập hàng hóa núp dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà tiêu thụ ngay trong nước.
+ Lợi dụng hành lý xách tay để vận chuyển hàng hóa, tiền tệ với số lượng vượt quá mức cho phép mà không khai báo với Hải quan.
Hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán được xem là có hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.