Tội quấy rối hạnh phúc gia đình người khác theo quy định 2022

10/05/2022
1109
Views

Xin chào Luât sư 247, sau hơn 10 năm kết hôn tôi phát hiện ra chồng tôi đã lén lúc ngoại tình với một người khác và đang có ý định ly hôn với tôi. Xin hỏi hành vi quấy rối hạnh phúc gia đình người khác thì có bị xử phạt không? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hành vi ngoại tình là hành vi cấm trong Luật hôn nhân và gia đình 2014, căn cứ theo điểm c, khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Vậy hành vi quấy rối hạnh phúc gia đình người khác có là tội không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

Quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi của cá nhân gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến gia đình người khác, khiến gia đình đó xảy ra mâu thuẫn, bị tan vỡ,  dẫn đến ly hôn hoặc nghiêm trọng hơn là có thành viên trong gia đình phải tự sát.

Các hành vi nào được xem là quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình người khác?

  • Người nào có quan hệ tình cảm, tình dục hoặc sống chung như vợ chồng với người đã có vợ/chồng hợp pháp.
  • Người nào đã có vợ/chồng hợp pháp nhưng vẫn có quan hệ tình cảm, tình dục hoặc sống chung với người khác như vợ chồng.

Trong trường hợp đã biết người này có vợ/chồng hợp pháp nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ tình cảm thì có thể xem là cố tình phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.

Tội quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có cấu thành tội phạm không?

Hiện nay, pháp luật không quy định về tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182, cấu thành của loại tội phạm này như sau:

Về khách thể

Người phạm tội này có hành vi xâm hại, phá vỡ, làm ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản tại Điều 2 của Luật hôn nhân và gia đình “một vợ, một chồng”, điều luật này nhằm bảo vệ nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình, bảo vệ chế độ một vợ, một chồng.

Về chủ thể

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vơ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Như vậy, tại Điều 182 Bộ luật Hình sự đã quy định rõ chủ thể của loại tội phạm này, bất cứ người nào có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà thực hiện các hành vi được mô tả trên thì đều có khả năng là chủ thể của loại tội phạm này.

Về mặt khách quan

Người phạm tội có các hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng dẫn đến những hậu quả được quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát,…….

Về mặt chủ quan

Người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có lỗi cố ý. Tùy vào ý chí của người phạm có mong muốn hậu quả xảy ra hay không để xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp.

Tội quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình người khác theo quy định 2022
Tội quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình người khác theo quy định 2022

Tội quấy rối phá hoại hành phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào?

Xử phạt hành chính

Tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và quy phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

……………………………………….”

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tại Điều 182 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Hướng dẫn cách xử lý khi phát hiện người thứ 3 có hành vi phá hoại gia đình người khác

Luật Hôn nhân và gia đình chỉ công nhận quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng và cấm các hành vi đã có vợ, chồng mà còn có quan hệ tình cảm, sống chung như vợ,chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chồng mà có quan hệ tình cảm với người đã có vợ, chồng.

Những hành vi này là vi phạm pháp luật, do đó khi phát hiện vợ/chồng có thể tố cáo đến Cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tùy vào tình hình và tính cách của mỗi người sẽ có những phương án giải quyết khác nhau, có người chọn cách ngồi lại nói chuyện để giải quyết, im lặng thực hiện thủ tục ly hôn hoặc tố cáo hành vi trên. Nhưng xét về mọi mặt, thì hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng là hành vi đáng lên án, vi phạm chuẩn mực đạo đức của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến những đứa trẻ vô tội, gia đình đổ vỡ, những đứa con lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm của cha/mẹ và là nỗi ám ảnh của con trẻ sau này.

Mẫu đơn tố cáo người thứ 3 quấy rối phá hoại gia đình

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Làm gì khi bị người khác làm phiền quấy rối?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; thành lập công ty liên doanh tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Có nên đánh ghen khi phát hiện chồng có người thứ 3 không?

Về tâm lý, khi phát hiện chồng mình ngoại tình người vợ thường rất giận dữ, thất vọng, chỉ muốn tìm người thứ 3 để xử lý là chuyện dễ hiểu. Nhưng hãy bình tĩnh suy nghĩ lại, để một mối quan hệ xảy ra thì phải có sự đồng ý của cả hai, người thứ 3 phải mở lời và chồng của bạn phải đồng ý hoặc ngược lại, suy ra lỗi ở đây là của chồng bạn và người kia.
Không nên tìm người thứ 3 để đánh ghen vì tại Hiến pháp 2013 đã quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt hoặc buộc phải chịu trách nhiệm và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định/phán quyết để xử lý.
Nếu bạn đánh ghen, có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn và cũng có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát do có người quấy rối phá hoại hạnh phúc gia đình thì truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm?

Trong trường hợp làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt đến 03 năm tù.

Người quấy rối phá họa hạnh phúc gia đình người khác xúi gục người khách thực hiện hành vi bạo lực gia đình thì có bị phạt không?

Đây cũng được xem là hành vi trái pháp luật và bị xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
“Điều 59. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.”

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.