Tội quảng cáo gian dối theo pháp luật hiện hành

22/09/2021
Tội quảng cáo gian dối
1014
Views

Hiện nay quảng cáo là một dịch vụ thịnh hành; giúp cho phát triển kinh tế nói chung, đưa đến cho khách hàng biết về thông tin và có thêm sự lựa chọn nói riêng. Có thể thấy quảng cáo ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển; đa dạng của sản phẩm. Do đó mà cũng không ít những trường hợp có hiện tượng quảng cáo gian dối. Vậy tội quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng với chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 38/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thế nào là quảng cáo gian dối?

Quảng cáo gian dối là quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của hàng hoá mà doanh nghiệp; hoặc cơ sở sản xuất ra nó. Thông thường quảng báo gian dối là hàng xấu; kém chất lượng nhưng lại nói rằng đó là hàng tốt, chất lượng cao. Ngoài ra; hành vi quảng cáo gian dối còn thể hiện ở chỗ, nói xấu hàng hoá của doanh nghiệp khác để làm nền quảng cáo cho hàng hoá của mình; quảng cáo không đúng công dụng của hàng hoá; không nếu những điều cần tránh khi sử dụng hàng hoá.v.v…

Cấu thành tội quảng cáo gian dối

Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 16 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt; nhưng chủ yếu là những người chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất.

Tuy nhiên; những người khác cũng có thể trở thành chủ thể; nếu họ thực hiện việc quảng cáo gian dối hàng hoá của chủ doanh nghiệp theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp.

Nếu hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quảng cáo hàng hoá.
Đối tượng tác động của tội phạm này là hình thức, nội dung tin tức mà người phạm tội đã quảng cáo.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi phạm tội


Người phạm tội quảng cáo gian dối chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là quảng cáo gian dối; nhưng với nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau như: Vẽ tranh, chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đăng báo, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình; đặt các phương tiện quảng cáo khác ở nơi công cộng.v.v…
Quảng cáo gian dối là quảng cáo không đúng với sự thật vốn có của hàng hoá mà doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất ra nó. Thông thường quảng báo gian dối là hàng xấu, kém chất lượng nhưng lại nói rằng đó là hàng tốt, chất lượng cao.
Khi xác định hành vi quảng cáo gian dối cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quảng cáo.

Hậu quả

Đối với tội quảng cáo gian dối; hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nói về hậu quả thì có thể xác định hậu quả của hành vi quảng cáo gian dối rất rộng; đó là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
Hậu quả không bắt buộc nên người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội quảng cáo gian dối là do cố ý; tức là nhận thức rõ hành vi quảng cáo của mình là gian dối, trái phép trái với quy định của pháp luật về quảng cáo; gây ra hậu quả nghiêm trọng; mong muốn cho hậu quả xảy ra; hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm; nhưng người phạm tội quảng cáo gian dối thường vì động cơ vụ lợi (muốn bán được nhiều hàng hoá).

Hình thức xử phạt đối với tội quảng cáo gian dối

Theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tội quảng cáo gian dối cấm có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Phạm tội quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này; hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên; Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội quảng cáo gian dối có thể phải chịu một; hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thương gặp

Những hành vi bị cấm trong quảng cáo?

Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo:
Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh; khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố

Mức phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo gian dối?

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng; hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ,….
Ngoài ra còn phải:
– Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo
– Buộc cải chính thông tin

Thực hiện hoạt động quảng cáo qua những phương tiên nào?

Các phương tiện quảng cáo hiện nay:
+ Báo chí.
+ Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
+ Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
+ Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
+ Phương tiện giao thông.
+ Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
+ Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời