Trong quá trình thi hành về tội tham nhũng thì còn có nhiều điểm hạn chế; chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng; chống loại tội phạm này và điều kiện; tình hình phát triển mới về mọi mặt của đất nước. Sự phát triển không ngừng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi; bổ sung hoàn thiện hơn pháp luật về các tội phạm tham nhũng. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Luật phòng chống tham nhũng năm 2018
Nội dung tư vấn
Tham nhũng là gì?
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực; xảy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới; ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và có sự biến đổi không ngừng.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Như vậy; tham nhũng là hành vi lạm dụng vị trí, quyền hạn để thu lợi riêng; thường do người được giao một thẩm quyền nhất định thực hiện.
Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm các chủ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 3 LPCTN năm 2018. Nhìn chung; nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế.
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng.
Các hành vi tham nhũng
Điều 2 LPCTN năm 2018 đã quy định về các hình vi tham nhũng cả trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện và các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện vụ lợi vì doanh nghiệp, tổ chức mình gồm:
- Tham ô tài sản
- Nhận hối lộ
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
- Đưa hối lộ
- Môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, vì vụ lợi
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi,….
Những điểm mới của tội phạm tham nhũng trong bộ luật hình sự hiện hành
- Mở rộng phạm vi chủ thể và đối tượng của một số tội tham nhũng
Bộ luật hình sự hiện hành không chỉ quy định tội tham nhũng trong khu vực Nhà nước; những người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn mở rộng sang khu vực ngoài Nhà nước.
Mở rộng phạm vi khái niệm “người có chức vụ” được giao thực hiện một “nhiệm vụ”; nhất định chứ không chỉ giới hạn phạm vi là những người thực hiện “công vụ”.
Đồng thời có liên quan đến tài sản bị chiếm đoạt không chỉ áp dụng trong lĩnh vực công mà còn áp dụng trong lĩnh vực tư tại các doanh nghiệp; tổ chức ngoài nhà nước(Điều 352).
Điểm mới và tiến bộ nhất của việc sửa đổi này là bổ sung; mở rộng thêm diện đối tượng là những người giữ chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước nếu tham ô tài sản; nhận hối lộ thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 353 đến 356 BLHS.
Việc mở rộng này góp phần: Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và giữ gìn quan hệ; hợp tác với các nước, tạo điều kiện để một cách toàn diện và triệt để các hành vi tham nhũng trong khu vực tư; và bảo đảm sự nhất quán trong chính sách xử lý các tội phạm về tham nhũng.
- Điểm mới về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hình phạt
Khoản 1 Điều 27 BLHS năm 2015; quy định về:“ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy; nếu hết thời hiệu truy cứu mà không phát hiện tội phạm thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.
Nhưng để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đến cùng tội phạm tham nhũng; mà khoản 3 Điều 28 BLHS năm 2015; quy định các trường hợp không áp dụng thời hiệu tham nhũng.
Nói cách khác; người phạm tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ nếu thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng sẽ không được áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với tội phạm này; bất kỳ thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý hình sự; kể cả khi người phạm tội đã về hưu, nghỉ việc.
- Mở rộng nội hàm “ của hối lội” trong một số tội phạm tham nhũng.
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy bên cạnh việc dùng tiền hay lợi ích vật chất khác để hối lộ người có chức vụ quyền hạn như vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; thì còn có lợi ích tinh thần bao gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang lại giá trinh tinh thần cho người thụ hưởng như tình dục, vị trí, việc làm;… cũng được các đối tượng sử dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như để đảm bảo công tác đấu tranh trên thực tế, BLHS năm 2015; đã bổ sung “ lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội đối với tội nhận hối lộ; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; tội đưa hối lộ; tội môi giới hối lộ và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
- Nâng mức giá trị tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trong cấu thành định khung cơ bản và định khung tăng nặng.
Để phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng hơn, bảo đảm phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội; với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng trong tình hình mới; BLHS mới đã điều chỉnh nâng mức giá trị tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác bị chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản cũng như cấu thành tăng nặng.
- Bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự và cụ thể hóa các tình tiết có tính “ định tính”.
Để bảo đảm tính minh bạch của các quy định; bảo đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng; BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể hóa các tình tiết định tính:“gây hậu quả nghiêm trọng”; “gây hậu quả rất nghiêm trọng”; “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Bổ sung nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hầu hết các tội phạm về tham nhũng “ phạm tội có tổ chức”; “ phạm tội từ 02 lần trở lên”; “ tái phạm nguy hiểm”…
Việc cụ thể hóa các dấu hiệu có tính chất “định tính” bằng những dấu hiệu “ định lượng”; hoặc dấu hiệu cụ thể trong cấu thành tội phạm tăng nặng của các tội phạm về tham nhũng là cần thiết.
Điều này giúp các cơ quan tiến hành tố tụng; và các cơ quan hữu quan giảm thiểu việc ban hành văn bản hướng dẫn. Hơn nữa việc ban hành văn bản hướng dẫn thường rất chậm; làm việc nhận thức luật thiếu thống nhất dẫn đến áp dụng luật trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn
Mời bạn đọc xem thêm
Thanh toán không dùng tiền mặt trong phòng, chống tham nhũng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Tội phạm tham nhũng theo quy định mới” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình; hoặc cho người khác.
Tội phạm tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng; hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn; và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm trục lợi
Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.