Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội được hiểu là hành vi làm cho các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện được với mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là loại tội phạm có khung hình phạt được quy định tại bộ luật hình sự. Vậy tội này có cấu thành tội phạm như thế nào và áp dụng khung hình phạt ra sao? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!
Căn cứ pháp lý:
Cấu thành tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi làm cho các chính sách kinh tế xã hội không thể thực hiện được (hay vô hiệu hóa các chính sách đó). Thể hiện thông qua các hành vi như chống lại; không thực hiện; làm chủ trương các chính sách bị sai lệch khi thực hiện;…
Các chính sách kinh tế – xã hội thường được thể hiện bằng việc các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều cỉnh từng lĩnh vực cụ thể (như chính sách thuế; chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách xã hội hóa về y tế, giáo dục, thể dục, thể thao; chính sách xóa đói giảm nghèo,…)
– Có hành vi cản trở việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội. Được hiểu là trường hợp gây khó khăn; làm chậm tiến độ thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội; hoặc thực hiện dây dưa; thực hiện không đầy đủ,… làm cho việc thực hiện bị khó khăn kéo dài không thực hiện được.
Lưu ý: Người chuẩn bị phạm tội này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm giảm hiểu quả của hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế – xã hội.
Khách quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích chông chinh quyền nhân dân (làm suy yếu chính quyền nhân dân) là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Về hình phạt
Điều 115 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm 03 khung, cụ thể như sau:
a) Khung một (khoản 1).
Có mức phạt tù từ 07 đến 15 năm.
b, Khung hai (khoản 2).
Có mức phạt tù từ 03 đến 07 năm.
c, Khung ba (khoản 3).
Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Câu hỏi thường gặp
Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội được hiểu là hành vi làm cho các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nhà nước bị cản trở hoặc không thực hiện được với mục đích chống chính quyền nhân dân.
Mức hình phạt của tội phạm này được chia làm 03 khung, cụ thể như sau:
Khung một: Có mức phạt tù từ 07 đến 15 năm.
Khung hai: Có mức phạt tù từ 03 đến 07 năm.
Khung ba: Có mức phạt tù từ 01 đến 05 năm (áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội).
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833102102
Xem thêm: Tội chống phá cơ sở giam giữ theo quy định của pháp luật Hình sự