Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào 2023?

28/03/2023
Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản
239
Views

Chữ ký là dấu hiệu nhận biết của một người, do chính tay người đó sáng tạo ra nên khó bị trùng lặp với người khác. Trong những năm gần đây, tình trạng giả mạo chữ ký để thực hiện các thủ tục hành chính nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác diễn ra rất phổ biến. Pháp luật đã quy định những chế tài xử phạt hành vi này tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của từng hành vi. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào? Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản có bị xử lý hình sự không? Giả mạo chữ ký phạm tội gì? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là giả mạo chữ ký?

Chữ ký là một biểu tượng viết tay của con người, có thể là tên, biệt danh hay một ký hiệu bất kỳ để thể hiện dấu ấn của một người. Do vậy, chữ ký của mỗi người sẽ do chính người ấy sáng tạo ra nên thường khó có sự trùng lặp.

Giả mạo chữ ký được hiểu là hành vi tạo ra biểu tượng viết tay không thực của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc mục đích cá nhân khác. Chủ thể thực hiện hành vi này gồm cả những người có chức vụ, quyền hạn và những người không có chức vụ, quyền hạn.

Giả mạo chữ ký hiện nay được thực hiện dưới nhiều dạng với nhiều mục đích khác nhau gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác, đồng thời làm giảm uy tín của các cơ quan Nhà nước. Tùy theo hành vi và mức độ hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự về tội tương ứng. Trong đó, hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội phổ biến nhất.

Giả mạo chữ ký phạm tội gì?

Dưới góc nhìn pháp lý, hành vi giả mạo chữ ký được coi là một hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

Cụ thể, đối tượng có thể dùng thủ đoạn gian dối như: đưa ra thông tin giả. Từ đó, làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

Với trường hợp giả mạo chữ ký để lừa đảo, thủ đoạn gian dối thậm chí giả mạo người có chức vụ, quyền hạn…nhằm mục đích khiến người bị lừa tin tưởng và giao tài sản cho người lừa đảo.

Vì vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nói chung; và hành vi lừa đảo qua mạng nói riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Một số trường hợp giả mạo chữ ký phổ biến bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

– Giả mạo chữ ký trong hoạt động công chứng, chứng thực:

Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

+ Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chũ ký của công chứng viên (điểm b khoản 6 Điều 15);

+ Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2 Điều 34).

– Giả mạo chữ ký trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người yêu cầu đăng ký trong phiếu yêu cầu đăng ký hoặc chữ ký trong văn bản thông báo về việc kê biên hoặc giải toả kê biên tài sản để thi hành án dân sự.

– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. Đồng thời, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

– Giả mạo chữ ký trong lĩnh vực kiểm toán:

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng với trường hợp chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký.

Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản có bị xử lý hình sự không?

Hành vi giả mạo chữ ký khi được đánh giá là gây nguy hiểm cho xã hội và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội danh tương ứng sau đây:

– Nếu người giả mạo chữ ký thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản; di sản thừa kế; thực hiện các hợp đồng mua bán, tặng cho một cách gian dối, chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc bên thứ 3,.. thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 174:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ….”

– Nếu một người có chức vụ và quyền hạn lợi dụng chức vụ và quyền hạn giả mạo chữ ký thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 359:

Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản
Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản

“Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”.

Như vậy, để xem xét, xác định làm rõ hành vi phạm tội cần có đủ các yếu tố cấu thành hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 174 hoặc Điều 359 Bộ luật hình sự

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử toàn tâm vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bên giả mạo chữ ký để bán đất trái phép có phải bồi thường không?

Câu trả lời là có. Khi giao dịch mua bán đất vô hiệu, ngoài việc hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, các bên còn phải bồi thường thiệt hại cho nhau trong trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra, ví dụ như bên mua đất đã bán mảnh đất cho một người khác, hoặc các chi phí chuyển nhượng, công chứng hợp đồng, giao dịch.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nào bị kết án chung thân?

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Khi biết có việc giả mạo chữ ký để bán đất thì có thể đòi lại tiền được hay không?

Theo quy định, sau khi đưa vụ việc giả mạo chữ ký để chuyển quyền sử dụng đất bất hợp pháp ra Tòa án, giao dịch chuyển quyền sử dụng đất sẽ được coi là vô hiệu. Khi đó, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, trong đó có cả số tiền đã đưa cho bên kia để thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.