Tội dùng nhục hình theo quy định?

17/12/2021
Tội dùng nhục hình theo quy định?
802
Views

Vào ngày 13/12/2021; Đại úy Nguyễn Doãn Tú; cán bộ trại giam Z30D (Bộ Công an) bị bắt tạm giam với cáo buộc dùng nhục hình với phạm nhân đang thi hành án. Theo đó; Tú là cán bộ một phân trại sản xuất thuộc Trại giam Z30D ở huyện Hàm Tân. Trong quá trình đưa phạm nhân đi lao động; đại uý đã có hành vi dùng nhục hình đối với một người. Một tháng trước, khi nạn nhân tố cáo; Tú bị đình chỉ công tác để phục vụ điều tra. Hành vi sai phạm của người này chưa được công bố. Vậy hành vi trên đã cấu thành tội dùng nhục hình theo quy định. Vậy dấu hiệu pháp lý cũng như hình phạt đối với tội này được quy định như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Tội dùng nhục hình theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Dấu hiệu pháp lý tội dùng nhục hình

Dùng nhục hình, được hiểu là hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với những người tham gia tố tụng (trừ những người tham gia tố tụng là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người phiên dịch, người giám định người bị hại) và người bị thi hành án trong khi tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử; thi hành án.

Chủ thể tội dùng nhục hình

Chủ thể của tội phạm này là những người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án. Có thể là Điều tra viên; Kiếm sát viên; …

Khách thể của tội dùng nhục hình

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của người tiến hành tố tụng; người có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác đối với các đối tượng sau đây:

  • Bị can, bị cáo;
  • Phạm nhân (người đang chấp hành hình phạt tù);
  • Người phải thi hành án (theo thủ tục thi hành án dân sự);
  • Các đương sự (trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình).

Thực tế cho thấy chỉ những đối tượng: Bị can, bị cáo và người đang chấp hành hình phạt (theo quyết định về hình phạt của bản án hình sự); mới là đối tượng bị xâm hại; vì xét trên khả năng thực tế chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan thi hành án hình sự mới có điều kiện để thực hiện các hành vi trên; (như thực hiện trong thời hạn tạm giam để điều tra; áp dụng biện pháp kỷ luật đối với phạm nhân…) để nhanh chóng kết thúc hồ sơ vụ án thông qua việc khai báo của bị can; bị cáo hoặc kỷ luật đối với phạm nhân.

Thực tế cũng cho thấy hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào bị coi là dùng nhục hình đối với các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình hoặc người bị thi hành án dân sự.

Việc sử dụng các biện pháp trái pháp luật gây đau đớn về thể xác được biểu hiện dưới các hình thức sau:

  • Tra tấn bằng vũ lực như: đấm, đá; đánh bằng tay hoặc bằng các vật gây đau đớn cho nạn nhân như: roi; thanh sắt, khúc cây…
  • Tra tấn bằng các thủ đoạn khác như: cùm chân tay; bắt đứng, ngồi, nằm ở những tư thế khó chịu, bắt nhịn ăn; bắt lao động nặng nhọc…

Hình phạt của tội dùng nhục hình

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong các trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%

Khung ba (khoản 3)

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Làm người bị nhục hình tự sát.

Khung 4 (khoản 4)

Phạm tội làm người bị nhục hình chết; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên; người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội bức cung khác gì tội dùng nhục hình

Tội dùng nhục hình và tội bức cung rất dễ gây nhầm lẫn vì hai tội này tồn tại khá nhiều điểm chung:

  • Hai tội phạm này đều xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp; xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự; nhân phẩm của công dân.
  • Chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ; quyền hạn trong việc điều tra, truy tố, xét xử.
  • Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp

Ta có thể hiểu Bức cung là hành vi của người có trách nhiệm lấy lời khai trong hoạt động tư pháp; đã sử dụng những thủ đoạn khác nhau cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai sai những điều họ biết.

Hành vi khách quan của tội này là hành vi bức cung; dùng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị thẩm vấn phải khai ra sự thật. Thủ đoạn mà người phạm tội có thể dùng để cưỡng ép người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể là: đe dọa sẽ dùng nhục hình; đe dọa sẽ xử nặng; đe dọa sẽ bắt giam, xét xử người thân thích như vợ, con….

Tuy nhiên; nếu như tội dùng nhục hình là cấu thành hình thức; thì tội bức cung là cấu thành vật chất; hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi bức cung phải dẫn tới hậu quả người bị thẩm vấn đã khai sai và do vậy gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể là hậu quả xử sai một cách nghiêm trọng (oan hoặc bỏ lọt, xử phạt quá nặng hoặc xử phạt quá nhẹ…) hoặc có thể bắt giam người sai…

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; Tội dùng nhục hình là tội phạm cấu thành hình thức nên chỉ cần thỏa mãn các hành vi khách quan như quy định mà không cần gây ra hậu quả. Đây là 1 tội phạm nghiêm trọng trong hoạt động tư pháp; sẽ bị xử lý theo 1 trong 4 khung hình phạt quy định tại Điều 373 Bộ luật hình sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội dùng nhục hình theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả có phải dấu hiệu bắt buộc của tội dùng nhục hình không?

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội dùng nhục hình. Chỉ cần có hành vi dùng nhục hình trong quá trình điều tra; truy tố, xét xử và thi hành án đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tố cáo công an dùng nhục hình, bức cung như thế nào?

Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai, nếu có căn cứ về việc điều tra viên dùng nhục hình hoặc bức cung, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật. Điều 32 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
” Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.”

Bào chữa viên nhân dân là ai?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2021; Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức pháp lý; đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.