Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi đang có thắc mắc liên quan đến việc xử phạt đăng ký kết hôn, mong được Luật sư hỗ trợ. Trước đây, tôi và chồng có khoảng thời gian quen biết nhau khá lâu rồi tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, vì vài lý do mà vợ chồng tôi có tổ chức đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn. Tôi thắc mắc rằng khi tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Khi bước vào hôn nhân thì nảu sinh nhiều mâu thuẫn không thể dung hòa được, nay chúng tôi muốn ly hôn, vậy trong trường hợp của tôi không đăng ký kết hôn thì có thể ly hôn không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Quy định pháp luật về việc đăng ký kết hôn như thế nào?
Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.
Việc kết hôn phải được đăng ký theo nghi thức Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của luật hôn nhân và gia đình. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Đăng kí kết hôn là hành vi pháp lý duy nhất thừa nhận hai bên nam, nữ là vợ chồng của nhau. Việc đăng kí kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo thủ tục đăng kí kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và pháp luật về hộ tịch quy định.
Theo quy định của Điều 17, Luật Hộ tịch năm 2014 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định cụ thể như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng kí kết hôn”. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Đối với việc kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thường trú của công dân Việt Nam (Điều 37, Luật Hộ tịch năm 2014)
Việc quy định đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là biện pháp để Nhà nước kiểm soát việc tuân theo pháp luật của nam nữ trong việc kết hôn để ngăn chặn những hiện tượng kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn.
Đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không?
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn như sau:
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp bị cấm trong hôn nhân như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Ngoài ra khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau:
– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
– Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Như vậy, theo quy định nêu trên việc việc nam, nữ sống chung như vợ chồng hoặc đã kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn thì không có quy định về xử phạt. Pháp luật cũng không yêu cầu phải đăng ký kết hôn trước khi cưới, cũng như không quy định sau cưới bao lâu phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Theo đó, việc không đăng ký kết hôn hoặc chậm đăng ký kết hôn thì cũng sẽ không bị xử phạt, việc xử phạt chỉ xảy ra khi việc kết hôn rơi vào các trường hợp bị cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.
Không đăng ký kết hôn thì có thể làm thủ tục ly hôn không?
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định như sau:
“Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.”
Từ căn cứ pháp lý nêu trên thì nếu như bạn có mong muốn ly hôn với chồng thì vẫn có thể gửi yêu cầu thi hôn lên Toàn án để giải quyết; tiến hành tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa bạn và chồng bạn.
Không đăng ký kết hôn có được hưởng quyền lợi tài sản?
Căn cứ Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sẽ áp dụng quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Theo đó tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ như sau:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Trong trường hợp về việc chu cấp con của bạn thì căn cứ vào Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vừa nêu trên thì bạn có thể yêu cầu tòa án bắt buộc chồng của bạn phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với côn chưa thành niên theo đúng quy định của pháp luật. Về căn nhà bạn mua, nếu bạn có chứng cứ chứng minh bạn mua từ tiền riêng của bạn thì đó là tài sản riêng của bạn mà người chồng không có quyền lợi gì. Khi ly hôn, nếu chồng bạn có yêu cầu chia tài sản chung đối với căn nhà đó thì bạn yêu cầu tòa công nhận căn nhà đó là tài sản riêng của mình.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục đăng ký kết hôn đối với người từng ly hôn năm 2022
- Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần dựa trên cơ sở di truyền học nào?
- Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau thì phải làm gì?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về đăng ký thủ tục ly hôn online một cách nhanh chóng… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Nơi đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định, công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với nhau thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn
Theo Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 106/2021/TT-BTC), căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu lệ phí phù hợp đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn…Như vậy, lệ phí đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện do từng địa phương quy định.