Tình hình covid-19 diễn ra phức tạp, hiện nay Bộ Y Tế đã đưa ra giải pháp chống dịch hiệu quả trong đó là việc tiêm vacxin Covid-19. Khi tiến hành thử nghiệm thuốc tuy nhận được kết quả khả quan; tuy nhiên có một số người sốc phản vệ và tử vong. Điều này khiến người dân rất lo ngại về việc tiêm vacxin. Vậy tiêm vacxin Covid-19 gây tử vong thì ai chịu trách nhiệm? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thông tin cần biết đối với tiêm vacxin Covid-19
Đối tượng được ưu tiên tiêm vacxin Covid-19
Nhóm 1: lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra); Quân đội; Công an;
Nhóm 2 gồm: Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
Nhóm 3 gồm: Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
Nhóm 4 gồm: Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
Nhóm 5 gồm: Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;
Nhóm 6: Người sinh sống tại các vùng có dịch;
Nhóm 7: Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
Nhóm 8: Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài;
Nhóm 9: Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch
Điều kiện tiêm vacxin Covid-19
- Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.
- Không thuộc trường hợp: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người trên 65 tuổi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống…
Trách nhiệm khi tiêm vacxin Covid-19 gây tử vong
Tiêm vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch
Trong trường hợp này, nếu người được tiêm vacxin có biến chứng nặng gây tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp tiêm vacxin còn lại
Nếu người được tiêm vacxin xảy ra biên chứng hoặc tử vong, nếu xác định trách nhiệm về hậu quả do cơ sở tiêm chủng thì cơ sở tiêm chịu trách nhiệm bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại
Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí khác.
Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
- Các chi phí theo quy định pháp luật trước khi tử vong;
- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
- Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay pháp luật không bắt buộc phải tiêm vacxin Covid-19, nên hoàn toàn có thể từ chối nếu thấy lo ngại về phản ứng sau tiêm. Mặc dù vậy, hiện tại chất lượng vacxin đã được phát triển rất nhiều và tiêm vacxin được nhà nước khuyến khích để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch. Vì vậy, quý độc giả có thể cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn từ chối tiêm phòng.
Hiện nay Bộ y tế đưa ra quy định về đối tượng được ưu tiên và miễn phí tiêm vacxin Covid-19 chứ chưa có quy định về việc bắt buộc tiêm vacxin. Thực tế thì khi các đối tượng tiến hành tiêm vacxin sẽ được phát phiếu khảo sát nguyện vọng, nếu đồng ý sẽ tiến hành tiêm vacxin.
Như vậy đến thời điểm hiện tại, tiêm vacxin Covid-19 là quyền của công dân chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc. Nhà nước khuyến khích tiêm phòng để phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả tốt nhất.
Vacxin đang được cấp phép tại Việt Nam gồm:
– Vaccine Covid-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất;
– Vaccine Gam-Covid-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất;
– Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd., Trung Quốc sản xuất;
– Vaccine của Pfizer/BioNTech;
– Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất;
– Vaccine Johnson & Johnson do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất;