Tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không?

02/10/2021
Tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không?
815
Views

Dịch bệnh COVID ở nước ta đang có chiều hướng tích cực hơn. Số liều vắc xin được tiêm ngày một tăng, hứa hẹn ngày không xa đất nước mở cửa giao lưu. Như vậy tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không? Sau khi được tiêm vắc-xin cần chú ý những gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quyết định 1740/QĐ-BGTVT

Nội dung tư vấn

Trường hợp tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không?

Theo nội dung Quyết định

Yêu cầu tuân thủ 5K; khai báo y tế; nhưng không yêu cầu xét nghiệm đối với hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải hàng không; đường sắt; hàng hải (trừ tuyến từ bờ ra đảo) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã tiêm 01 liều vắc xin sau 03 tuần;
  • Đã tiêm đủ liều vắc xin.
  • Đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng.

Đối với các trường hợp khác phải có xét nghiệm SARS-CoV-2 có kết quả âm tính trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả) bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh và đảm bảo “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải đường bộ; đường thủy nội địa; tuyến từ bờ ra đảo phải tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;

Đơn vị quy định tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay không cần xét nghiệm

Đơn vị kinh doanh vận tải; người điều khiển phương tiện; nhân viên phục vụ trên phương tiện (tổ bay); và nhân viên hàng không khác tham gia dây chuyền phục vụ chuyến bay; phương tiện vận tải; cảng hàng không; sân bay; bãi đáp mặt nước cho thủy phi cơ phải đáp ứng các yêu cầu tại: Hướng dẫn tạm thời về kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng không trong thời gian phòng; chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1654/QĐ-BGTVT ngày 09/9/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Quy tắc 5K là gì?

5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế

Mức đánh giá nguy cơ và cấp độ áp dụng cho vùng dịch thế nào?

a) Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh;
b) Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng;
c) Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam;
d) Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Sau khi được tiêm vắc-xin cần chú ý những gì?

Sau khi được tiêm vắc-xin,mỗi người sẽ ngồi tại khu vực theo dõi sau tiêm 30 phút để nhân viên y tế theo dõi và phát hiện sớm phản ứng sau tiêm chủng.Nếu có bất cứ khó chịu gì trong người nên thông báo ngay với các bác sĩ. Sau 30 phút theo dõi, các nhân viên y tế sẽ thực hiện khám lại và tư vấn theo dõi sức khoẻ bản thân tại nhà, nơi làm việc ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng.
Sau khi tiêm vắc-xin, một số người có thể có một hoặc vài trong số các dấu hiệu thường gặp sau tiêm chủng như sốt, ớn lạnh, khó chịu, mệt mỏi, đau/sưng/đỏ tại chỗ tiêm, đau bụng, bồn chồn…Tuy nhiên, nếu đối tượng tiêm chủng thấy:
Có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (≥390C), vật vã, lừ đừ, tím tái, khó thở… hoặc,
-Khi các dấu hiệu thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc,
-Khi gia đình, bản thân không yên tâm về sức khoẻ của đối tượng tiêm chủng…
thì cần đưa NGAY đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Để lại một bình luận