Thương nhân là gì? Đặc điểm và trách nhiệm tài sản của thương nhân?

29/10/2021
Thương nhân là gì? Đặc điểm và trách nhiệm tài sản của thương nhân?
1684
Views

Thương nhân là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực Thương mại; là một chủ thể cơ bản, chủ yếu của hoạt động thương mại nói chung. Vậy thương nhân là gì? Đặc điểm và trách nhiệm tài sản của thương nhân được pháp luật quy định như thế nào?

Thông qua bài viết này, chúng tôi xin làm rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề nêu trên như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vấn đề “Thương nhân là gì? Đặc điểm và trách nhiệm tài sản của thương nhân? ” xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực thương mại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Vậy pháp luật nước ta có quy định như nào về vấn đề này?

Thương nhân là gì?

  • Giải thích dưới góc độ ngôn ngữ, “thương nhân” là người kinh doanh hay người hoạt động thương mại. Người kinh doanh, người hoạt động thương mại là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thương mại; tức là thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
  • Ở góc độ pháp lý, các quốc gia đều quy định dấu hiệu để nhận diện thương nhân; do đó, chỉ những người hoạt động thương mại hội đủ các dấu hiệu luật quy định mới trở thành “thương nhân”; và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại.
  • Pháp luật Việt Nam quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập; thương xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
  • Với quy định này, người hoạt động thương mại phải có đăng ký kinh doanh mới được coi là thương nhân. Do vậy, theo pháp luật Việt Nam, sẽ có những chủ thể kinh doanh không phải là thương nhân.

Đặc điểm của thương nhân

Theo pháp luật Việt Nam, thương nhân có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Về đối tượng chủ thể: Đối tượng trở thành thương nhân là cá nhân và tổ chức. Như vậy, sẽ có hai loại: thương nhân là cá nhân, thương nhân là tổ chức.
  • Nội dung lĩnh vực hoạt động: Bao gồm một hoặc nhiều loại hành vi thương mại, đó là các hành vi mua bán; cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại; các hoạt động khác có liên quan đến mục đích sinh lợi.
  • Cách thức thực hiện hoạt động thương mại của tổ chức; cá nhân là thực hiện một cách độc lập, thường xuyên. Tổ chức, cá nhân được coi là hoạt động thương mại một cách độc lập khi có khả năng nhân danh chính mình trong các quan hệ pháp luật; chịu trách nhiệm độc lập đối với các giao dịch này.
  • Về thủ tục để được coi là thương nhân: Phải thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh. Ở Việt Nam, tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại được coi là hợp pháp khi đã thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Phân loại thương nhân

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân gồm hai loại: Thương nhân là cá nhân và thương nhân là tổ chức kinh tế.

  • Thương nhân là cá nhân: Đây là trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên; có đăng ký kinh doanh. Về nguyên tắc, cá nhân được đăng ký hoạt động thương mại thông qua hình thức một doanh nghiệp; hoặc với tư cách là cá nhân kinh doanh nhỏ.
  • Thương nhân là tổ chức kinh tế: Tổ chức là một chỉnh thể, có cấu trúc, có chức năng, mục đích hoạt động chung. Tổ chức có thể được công nhận là pháp nhân hoặc không là pháp nhân; phụ thuộc vào tính chất độc lập về tài sản, độc lập về khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật; tự gánh chịu trách nhiệm pháp luật tài sản phát sinh từ các quan hệ đó.

Trách nhiệm tài sản của thương nhân

Nguyên tắc chung là thương nhân phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình; bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của thương nhân. Có hai loại trách nhiệm tài sản trong kinh doanh là trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn.

  • Trách nhiệm hữu hạn là loại trách nhiệm tài sản được giới hạn bởi phạm vi vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
  • Trách nhiệm vô hạn là loại trách nhiệm tài sản không được giới hạn bởi phạm vi vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

Trách nhiệm tài sản vô hạn của thương nhân

  • Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân; vốn kinh doanh thuộc sở hữu của thương nhân bao gồm vốn điều lệ , vốn vay, một số loại vốn và tài sản khác. Thương nhân phải sử dụng toàn bộ tài sản này để chịu trách nhiệm thanh toán nợ; do vậy, có thể coi đây là trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm này chấm dứt khi thương nhân được xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh hay được cập nhật tình trạng “đã giải thể” trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với thương nhân là cá nhân và thương nhân là tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân; ngoài vốn đăng ký đầu tư kinh doanh tại cơ sở kinh doanh; người kinh doanh; chủ doanh nghiệp tư nhân phải sử dụng cả các tài sản khác; thuộc sở hữu của mình để chịu trách nhiệm thanh toán nợ. Ngay cả khi thương nhân đã được xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh; họ vẫn có nghĩa vụ tiếp tục thanh toán khi phát sinh tài sản mới sau thời điểm thương nhân chấm dứt hoạt động. Trách nhiệm trong trường hợp nà cũng là trách nhiệm vô hạn; thậm chí là vô hạn tuyệt đối.

Trách nhiệm tài sản hữu hạn của thương nhân

  • Theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn. Tức là họ chỉ phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dug tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thương nhân là gì? Đặc điểm và trách nhiệm tài sản của thương nhân? “. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ luatsu247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có phải là thương nhân không?

Theo quy định của pháp luật; Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật nên không phải là thương nhân và chỉ là đơn vị phụ thuộc của thương nhân.

Tổ chức, cá nhân được coi là hoạt động thương mại thường xuyên khi nào?

Tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại được coi là thường xuyên khi các hoạt động thương mại được tiến hành liên tục; có tính chất nghề nghiệp; nhằm thực hiện chức năng và mục đích thành lập.

A bán lại máy tính vừa mua cho B, lãi 200 nghìn đồng. Đây có phải là hành vi thương mại không?

Hành vi bán máy tính của A có sinh lợi, song không phải là hành vi thương mại do A không phải là người kinh doanh; hành vi bán máy tính này không diễn ra thường xuyên, liên tục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận