Thuế xuất nhập khẩu được tính thế nào theo quy định pháp luật?

20/11/2021
Thuế xuất nhập khẩu được tính thế nào theo quy định pháp luật?
706
Views

Thuế xuất nhập khẩu là một trong các loại thuế quen thuộc. Việc xác định nó là thuế trực thu hay gián thu còn phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Thuế xuất nhập khẩu gắn kết với hoạt động ngoại thương. Hiện nay hoạt động ngoại thương đang được mở rộng. Các hợp đồng mua bán với nước ngoài rất phổ biến. Việc áp suất thuế quan cũng thể hiện rất rõ ý chí nhà nước. Có rất nhiều thương nhân muốn nhập hàng hóa về bán. Tuy nhiên, họ không biết quy định về việc tính thuế nhập khẩu. 

Thuế xuất nhập khẩu được tính thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư X giải đáp câu hỏi này nhé!

Cơ sở pháp lý:

  • Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu 2016

Nội dung tư vấn:

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là một loại thuế khi một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. 

Chủ thể chịu thuế là ai?

Thông thường, thuế xuất nhập khẩu được hiểu là thuế gián thu. Tức là người chịu thuế sẽ là người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc xác định này còn phải phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. 

  • Trường hợp 1: Chủ thể nộp thuế là người sản xuất, kinh doanh nhập hàng hóa vào Việt Nam. Lúc này mức thuế sẽ áp vào hàng hóa và người chịu là người tiêu dùng.
  • Trường hợp 2: Chủ thể nộp thuế cũng là người tiêu dùng. Trong trường hợp người mua hàng hóa này về để tiêu dùng thì đây được coi là thuế trực thu. 

Đối tượng chịu thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Các phương pháp tính thuế

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời 2 phương pháp. Bao gồm tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đ1ơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thuế xuất nhập khẩu được tính thế nào theo quy định pháp luật?

Tính thuế theo tỉ lệ phần trăm

1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.

2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

Thuế suất ưu đãi

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường

Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp còn lại. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Có trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%. Lúc này, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.

Tính thuế tuyệt đối 

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.

Tính thuế hỗn hợp

Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 của Luật Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Thuế xuất nhập khẩu được tính thế nào theo quy định pháp luật?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Biên giới trong bài viết có được hiểu là biên giới lãnh thổ Việt Nam không?

Không. Có một số khu vực dù vẫn trong lãnh thổ Việt Nam nhưng vẫn bị áp thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ như các đặc khu kinh tế, khu phi thuế quan

Một số đặc khu kinh tế?

Đặc khu kinh tế Vân Đồn, Đặc khu kinh tế Bắc Vân Long,…

Khu phi thuế quan là gì?

 Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời