Để thúc đẩy cũng như tạo ra sự lớn mạnh trong nền kinh tế thì thuế đã đóng một vài trò không thể thiếu để điều tiết; tạo sự ổn định cho nền kinh tế và là một hình thức để Nhà nước quản lý nền kinh tế. Trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò không thể thiếu để bổ sung vào nguồn ngân sách nhà nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại thuế này qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đổi năm 2013
Nội dung tư vấn
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế ra đời là một yếu tố khách quan; gắn với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế – xã hội; góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội; trong đó có thể kể đến sự ra đời và phát triển từ sớm của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có thể hiểu: “thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế của doanh nghiệp”.
Chủ thể chịu thuế TNDN là đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TNDN; theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: là những tổ chức hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định.
Do đặc điểm là thuế trực thu; chủ thể nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thu nhập chịu thuế và có nghĩa vụ phải kê khai; nộp thuế theo quy định pháp luật vào ngân sách nhà nước.
Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ để điều tiết thu nhập của các chủ thế có thu nhập cao; đảm bảo yêu cầu đóng góp của chủ thể kinh tế doanh nghiệp vào ngân sách Nhà nước công bằng, hợp lý.
- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
Xuất phát từ nhu cầu nguồn ngân sách để quản lý xã hội; điều tiết kinh tế, thực hiện các hoạt động khác. Việc đánh thuế vừa đảm bảo nguồn thu; đáp ứng nhu cầu của Nhà nước vừa đảm bảo hài hòa cho hoạt động của doanh nghiệp và là tiền đề thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược; phát triển toàn diện của Nhà nước
Nhà nước thể hiện sự quan tâm đúng mức đối với các doanh nghiệp nộp thuế; đồng thời góp phần chia sẻ với doanh nghiệp gánh nặng thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh.
- Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội; trong từng thời kì phát triển kinh tế nhất định
Kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung phù hợp với lợi ích xã hội. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định; nhà nước đã sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp như là công cụ để điều chỉnh quá trình đó. Là một trong những công cụ để Nhà nước điều chỉnh cơ cấu cùng ngành kinh tế hợp lý.
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập tính thuế thu nhập chịu thuế
Thu nhập tính thuế TNDN được xác định trong từng kì tính thuế và là căn cứ xác định khoản thuế có nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước; được xác định: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Và Thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế – Chi phí được trừ trong kì tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế TNDN là tỷ lệ phần trăm đánh vào thu nhập chịu thuế để tính mức thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp.
Mỗi loại thuế lại có các mức thuế suất khác nhau và các cách áp dụng mức thuế suất khác nhau. Để tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật thuế TNDN; Nhà nước luôn đề ra các chủ trương; chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và khuyên khích doanh nghiệp tăng cường hiệu quả áp dụng.
Do đó mà mức thuế suất đã có sự thay đổi qua các năm; và các thời kì đã cho thấy nô lực thay đổi chính sác của Nhà nước.
Các hình thức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế suất:
Là hình thức ưu đãi thuế TNDN được Nhà nước áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Thể hiện sự quan tâm; thúc đẩy cho các đối tượng doanh nghiệp cần được ưu tiên cũng như cho các doanh nghiệp khi gặp vấn đề liên quan đến các tổn thất.
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
Miễn thuế, giảm thuế là việc cơ quan quản lý thuế quyết định cho chủ thể nộp thuế được hưởng các ưu đãi miễn trừ nghĩa vụ nộp thuế; hoặc giảm tiền thuế phải nộp theo nghĩa vụ.
Miễn thuế và giảm thuế tập trung áp dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực: Dự án đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hoặc dự án đầu tư tại khu công nghiệp.
Ưu đãi giảm thuế khác
Ngoài các trường hợp ưu đãi trên, pháp luật còn có quy định giảm thuế đối với các trường hợp miễn giảm thuế khác cho các doanh nghiệp cụ thể: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng; vận tải có sử dụng số lượng lao động nữ chiếm số lượng theo quy định của luật thuế TNDN; được miễ trừ thuế TNDN tương ứng với chi phí được trừ các khoản mục chi thêm cho người lao động trong công ty là nữ;….
Kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Bước 1. Người nộp thuế thuộc diện khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 90; kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với trường hợp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm; chậm nhất là ngày thứ 45; kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể; chấm dứt hoạt động đối với trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận: Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế; công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ; ghi thời gian nhận hồ sơ; ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính; công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử; việc tiếp nhận, kiểm tra; chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Mời bạn đọc xem thêm
Thay đổi thông tin mã số thuế cá nhân được không?
Cổ đông nhận cổ tức có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kì tính thuế được xác định là toàn bộ tiền bán hàng; tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá; phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo biện pháp tính trực tiếp thì doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Đối với Thu nhập khác chịu thuế bao gồm:
– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản;
– Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
– Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản;
– Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
– Hoàn nhập các khoản dự phòng;
– Các khoản thu nợ
– Các khoản thu nhập khác.
Kê khai thuế TNDN là hoạt động kê khai thuế theo từng lần phát sinh; quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt.