Chào Luật sư, gia đình tôi mới mở công ty kinh doanh dịch vụ sửa chữa xe ô tô. Tôi có mướn thêm một vài nhân viên. Vì công ty mới hoạt động nên mô hình kinh doanh vẫn còn nhỏ, khi nào phát triển thêm thì tôi sẽ tuyển thêm nhân viên và cơ cấu công ty chuyên nghiệp hơn. Tôi có vấn đề thắc mắc là thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm? Nhân viên công ty tôi không có nhu cầu được đóng bảo hiểm xã hội thì có thể thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không? Thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247. Với vấn đề ‘Thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?” chúng tôi xin tư vấn đến bạn như sau:
Quy định thời gian thử việc của người lao động
Khi đọc đến các thông tin tuyển dụng hiện nay thì đa số các trường hợp quy định thời gian thử việc của người lao động là không quá 2 tháng. Điều này cũng phù hợp với luật lao động. Tuy nhiên, có phải thời gian thử việc lúc nào cũng là 2 tháng không? Mời bạn tham khảo nội dung sau đây:
Căn cứ Điều 27, Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định: “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Sau khi kết thúc thử việc thì căn cứ theo Điều 29, Bộ luật Lao động – Luật số 10/2012/QH13 quy định:
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?
Hiện nay luật không bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động trong thời gian thử việc. Tuy nhiên luật cũng không cấm khi giữa người lao động và người sử dụng lao động có thống nhất và thỏa thuận về việc đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc. Vậy thời gian đóng bảo hiểm hiện nay là:
Căn cứ Điều 4, Điều 13 và Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết về đối tượng tham gia BHXH, BHYT. BHTN bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
Căn cứ Điều 26, 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Nếu có thỏa thuận về việc làm thử việc thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải bao gồm các nội dung quy định tại các Điểm 1,b, c, d, đ, g và h Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động 2012, không bao gồm nội dung về BHXH và BHYT.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Có những trường hợp mặc dù có hợp đồng lao động nhưng công ty vẫn không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Đây là trường hợp thực hiện sai luật hiện hành vì khi ký kết hợp đồng lao động thì cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có hợp đồng như sau:
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Do đó, nếu khi các bên ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải đóng BHXH bắt buộc.
Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:
Người lao động: Đóng 8% tiền lương.
Người sử dụng lao động:
– Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.
– Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế?
Theo thông thường thì khi đóng bảo hiểm xã hội thì công ty cũng sẽ đóng bảo hiểm y tế và đưa thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên. Việc ký hợp đồng lao động là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, và còn cả đóng bảo hiểm y tế theo quy định. Và chế độ bảo hiểm y tế mà người lao động nhận được là:
Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 đã quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Với quy định này, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ trở thành đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động với thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên thì các bên sẽ phải đóng bảo hiểm y tế.
Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động và người sử dụng lao động được xác định như sau:
– Người lao động đóng 1,5 % tiền lương.
– Người sử dụng lao động đóng 4,5 % tiền lương của người lao động.
Khuyến nghị
Luật sư 247 tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thử việc bao lâu thì phải đóng bảo hiểm?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về giá làm sổ đỏ đất vườn… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Đóng bảo hiểm khi đi làm để làm gì?
- Thủ tục đóng thuế đất hàng năm năm 2023 như thế nào?
- Hoàn trả tiền bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Người lao động: Đóng 8% tiền lương.
– Người sử dụng lao động:
+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.
+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện được người lao động đăng ký tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện. Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.