Thủ tục xin lại giấy ra viện như thế nào?

16/06/2023
Thủ tục xin lại giấy ra viện năm 2023 như thế nào?
330
Views

Giấy ra viện được biết đến là một căn cứ quan trọng để cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào đó để giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp bảo hiểm xã hội bị sai thông tin, lúc này nhiều người thắc mắc rằng liệu có được hưởng chế độ bảo hiểm hay không? Có được xin cấp lại giấy ra viện trong trường hợp bị sai thông tin hay không? Để nắm được các quy định pháp luật về vấn đề này, Luật sư 247 gửi đến quý đọc giả nội dung bài viết Thủ tục xin lại giấy ra viện năm 2023 như thế nào? dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Giấy ra viện bị sai thông tin, xin cấp lại được không?

Giấy ra viện là giấy tờ do các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn được phép điều trị nội trú cấp cho bệnh nhân dùng để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện xuất viện. Vậy khi giấy ra viện bị sai thông tin, có được xin cấp lại hay không?

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy ra viện đã cấp mà có sai sót thông tin sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung. Cụ thể:

– Cấp lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bị mất, bị hỏng.

+ Người ký giấy ra viện không đúng thẩm quyền.

+ Việc đóng dấu trên giấy ra viện không đúng quy định.

+ Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.

Giấy ra viện được cấp lại sẽ được đóng dấu “Cấp lại”.

– Bổ sung, sửa đổi nội dung trong trường hợp có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện.

Phần nội dung bổ sung, sửa đổi của giấy ra viện phải được đóng dấu treo của cơ sở khám, chữa bệnh (dấu đã đăng ký với cơ quan BHXH) có thẩm quyền.

Thủ tục xin lại giấy ra viện năm 2023 như thế nào?

Cũng theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56, cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện lúc đầu cũng chính là cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy ra viện cho người bệnh.

Như vậy, khi có sai sót về thông tin ghi trên giấy ra viện, người lao động hoàn toàn có thể quay lại bệnh viện nơi mình đã điều trị để xin cấp lại giấy ra viện.

Điều trị nội trú có cần giấy ra viện để hưởng chế độ ốm đau hay không?

Điều trị nội trú là việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc vào, chuyển hoặc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển khoa phải bảo đảm kịp thời và không gây phiền hà cho người bệnh. Vậy khi điều trị nội trú có cần giấy ra viện để hưởng chế độ ốm đau hay không?

Căn cứ theo Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:

“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

“2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú

a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.

b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú”.

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp điều trị nội trú thì bạn sẽ bắt buộc phải có giấy ra viện để được hưởng chế độ ốm đau.

Thủ tục xin lại giấy ra viện năm 2023 như thế nào?

Hiện nay, Thông tư 56 chỉ quy định về thẩm quyền cấp lại giấy ra viện chứ không hướng dẫn thống nhất về thủ tục này.

Trên thực tế, mỗi cơ sở khám, chữa bệnh lại có những quy định riêng về thủ tục cấp lại giấy ra viện. Nội dung hướng dẫn thủ tục này sẽ được niêm yết công khai hoặc do nhân viên bệnh viện hướng dẫn chi tiết đến người bệnh.

Tuy vậy, quy trình cấp lại giấy ra viện ở các cơ sở khám, chữa bệnh cũng có những điểm chung nhất định. Để xin cấp lại giấy ra viện, người bệnh có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Người bệnh nộp hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy ra viện cho bộ phận tiếp dân của Phòng Kế hoạch tổng hợp tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn xin cấp lại giấy ra viện (theo mẫu sẵn của cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tự chuẩn bị).

– Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy phép lái xe,…

– Bản photo giấy ra viện đã cấp (nếu có).

Bước 2: Người bệnh nộp lệ phí cấp lại giấy ra viện.

Tùy cơ sở khám, chữa bệnh mà mức phí áp dụng sẽ khác nhau. Phí cấp lại giấy ra viện thường dao động từ 50.000 – 100.000 đồng/bản.

Bước 3: Nhận giấy hẹn cấp lại giấy ra viện.

Thời gian hẹn cấp lại giấy ra viện là khoảng 02 – 03 ngày kể từ ngày cơ sở khám, chữa bệnh tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ.

Bước 4: Đến nhận giấy ra viện cấp lại.

Sau khi có được giấy ra viện đúng thông tin, người lao động cần nộp lại cho doanh nghiệp để nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

Người lao động mua giấy ra viện để hưởng ốm đau bị phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp, số tiền hỗ trợ học nghề, số tiền hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này.”

Theo đó, trường hợp mua giấy ra viện bên ngoài để nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thì sẽ bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục xin lại giấy ra viện năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp:

Nội dung tại phần ghi chú của giấy ra viện có những thông tin gì?

Ghi lời dặn của thầy thuốc, cách ghi đối với trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: 
Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. 
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh ghi số ngày nghỉ nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Phần ghi ngày, tháng, năm, chữ ký tại giấy ra viện như thế nào?

Giấy ra viện phải có ghi đầy đủ ngày, tháng, năm và có chữ ký cụ thể:
Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có đủ thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Mẫu giấy ra viện mới nhất được ban hành theo thông tư nào?

Mẫu giấy ra viện mới nhất được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 18/2022/TT-BYT.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.