Thủ tục xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thế nào?

16/10/2021
Thủ tục xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thế nào?
1251
Views

Bóng đá Việt Nam đang có nhiều bước tiến; dần định vị chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, cũng như trong lòng người hâm mộ. Vậy những ai có đam mê với môn thể thao này, thực hiện thủ tục xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thế nào? Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của LĐBĐVN quy định thế nào? Hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quyết định 660/QĐ-BNV 2021

NỘI DUNG TƯ VẤN

Thông tin cơ bản về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Tên gọi, biểu trưng:

  • Tên tiếng Việt: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN);
  • Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Football Federation (VFF);
  • Biểu trưng:

Biểu trưng này đã đăng ký bản quyền theo quy định pháp luật Việt Nam.

Tôn chỉ, mục đích

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp về bóng đá và các hoạt động liên quan đến bóng đá trong phạm vi Việt Nam và quốc tế; tập hợp các thành viên để phát triển phong trào bóng đá các lứa tuổi, nam, nữ, nghiệp dư và chuyên nghiệp; nhằm mục đích xây dựng nền bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, thể lực cho quần chúng nhân dân; góp phần nâng cao thành tích và vị thế của bóng đá Việt Nam trong khu vực và thế giới.  

Địa vị pháp lý, trụ sở

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có tư cách pháp nhân; có con dấu và tài khoản riêng.

  • Trụ sở: Đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 024.37332644, 024.38452480.
  • Số fax: 024.38233119, 024.37341349.
  • Địa chỉ website: www.vff.org.vn.
  • Email: vietnamff@gmail.com (hộp thư điện tử quốc tế) và vanphong@vff.org.vn (hộp thư điện tử trong nước).

Quy định về thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Các thành viên của LĐBĐVN được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các quy định của LĐBĐVN; các tổ chức bóng đá quốc tế mà LĐBĐVN là thành viên. Thành viên của LĐBĐVN có thể đồng thời là thành viên của Liên đoàn Bóng đá cấp tỉnh.

Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm:

a) Các CLB tham gia các giải bóng đá Vô địch quốc gia, hạng Nhất quốc gia;

b) Các CLB, đội bóng tham gia các giải bóng đá hạng Nhì quốc gia, bóng đá nữ quốc gia, Futsal quốc gia.

c) Liên đoàn Bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), đơn vị tổ chức các giải bóng đá quốc gia.

Quyền của thành viên LĐBĐVN

1. Được tham dự Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, được thông báo trước về chương trình, nội dung Đại hội, được triệu tập dự Đại hội, được quyền phát biểu ý kiến và biểu quyết tại Đại hội.

2. Được đề cử, bầu ban lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra.

Văn bản đề cử của thành viên phải được gửi về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ít nhất 60 (sáu mươi) ngày trước khi diễn ra Đại hội.

 3. Được đề xuất các nội dung công việc để đưa vào chương trình Đại hội; đề xuất, thảo luận và biểu quyết về chiến lược, chủ trương, kế hoạch hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

 4. Được thông báo về tình hình hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; giám sát hoạt động của BCH và các cơ quan, thành viên của Liên đoàn.

5. Được tham gia thi đấu tại các giải bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức theo quy định của Điều lệ giải. Được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi có nhu cầu phù hợp.

6. Được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động bóng đá. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.

7. Được hưởng các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

a) Đơn xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

b) Bản sao Điều lệ và quy chế của tổ chức xin gia nhập;

c) Quy chế hoạt động (đối với thành viên là CLB, đội bóng) hoặc quyết định thành lập CLB, đội bóng do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

d) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức (những người có thẩm quyền ký các cam kết với bên thứ ba);

đ) Văn bản cam kết:

– Tuân thủ Điều lệ, các quy định chuyên môn và bảo đảm rằng các thành viên, CLB, quan chức, cầu thủ của mình và đơn vị trung gian cũng tuân thủ Điều lệ và các quy định chuyên môn;

– Công nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thành lập, đồng thời công nhận và tôn trọng các quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan do FIFA thành lập và của CAS;

– Chỉ tổ chức và tham gia các trận đấu, giải bóng đá chính thức và giao hữu khi được sự cho phép của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Châu lục có liên quan, FIFA;

– Trụ sở chính của cơ quan đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đặt trên lãnh thổ Việt Nam;

– Tham gia các trận đấu, giải bóng đá chính thức do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức;

– Đảm bảo cơ cấu pháp lý của tổ chức muốn trở thành thành viên tự đưa ra những quyết định độc lập mà không bị tác động của bất kỳ tổ chức nào khác.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của LĐBĐVN quy định thế nào?

1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bóng đá trên phạm vi cả nước. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam, FIFA và AFC.
2. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

Futsal là môn thể thao gì?

Là môn bóng đá thi đấu trong nhà giữa 02 (hai) đội, mỗi đội gồm 05 (năm) cầu thủ chính theo luật thi đấu futsal của FIFA.

Thủ tục muốn ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thế nào?

Thành viên muốn xin ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải có đơn gửi đến BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ít nhất 03 (ba) tháng trước khi ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ có liên quan đến Liên đoàn, các tổ chức và cá nhân khác.

Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thế nào?

Đại hội; Ban chấp hành; Thường trực Ban chấp hành; Ban Kiểm tra; Các ban chức năng và Hội đồng Tư vấn; Bộ phận Pháp chế; Bộ phận hành chính; Tổ chức trực thuộc.

2.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Trả lời