Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

07/05/2022
Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động mới nhất
943
Views

Nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ… ngày càng tăng cao và thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh ngành nghề này. Nhưng không phải ai cũng am hiểu quy trình thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật. Hay thủ tục xin cấp giấy phép lao xuất khẩu lao động. Luật sư X sẽ giải quyết vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn; phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Xuất khẩu lao động còn được hiểu là 1 hình thức cung ứng nguồn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc; theo hợp đồng có thời hạn.

Điều kiện xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Căn cứ Điều 10 Luật số 69/2020/QH14; điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm các điều kiện sau đây:

  • Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên.
  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trường hợp thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động cần ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/chi nhánh (Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP).
  • 100% thành viên/cổ đông là nhà đầu tư Việt Nam.
  • Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
  • Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động.
  • Có trang thông tin điện tử đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”; phải bảo đảm hoạt động thường xuyên và liên tục.
Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022

Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động sẽ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lao của doanh nghiệp.
  • Bản sao các giấy tờ sau của công ty: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ của công ty, sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần.
  • 1 bản sao các giấy tờ sau của người đại diện theo pháp luật: Phiếu lý lịch tư pháp; bằng cấp chuyên môn; giấy tờ chứng minh kinh nghiệm.
  • Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên/cổ đông công ty.
  • 1 bản chính giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • 1 bản chính Danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • 1 bản sao bằng cấp chuyên môn, văn bằng; chứng chỉ ngoại ngữ và giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ (nếu có).
  • 1 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng; kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động

Căn cứ Điều 12 Luật số 69/2020/QH14, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP; thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Lưu ý: Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm có thể là 1 trong các văn bản sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động; văn bản chấm dứt hợp đồng lao động; quá trình tham gia BHXH hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Công ty xuất khẩu lao động cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét; cấp giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Có thể bạn quan tâm:

Mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động

Căn cứ quy định tại Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg; công ty kinh doanh xuất khẩu lao động cần đăng ký các mã ngành nghề sau:

Mã ngànhTên ngành
7810Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm
7820Cung ứng lao động tạm thời
7830Cung ứng và quản lý nguồn lao độngChi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

Lưu ý: Các mã ngành nghề trên đều là ngành nghề có điều kiện; nên sau khi thành lập doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh; cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:

Đối với mã ngành 7810, doanh nghiệp cần: 

  • Ký quỹ tối thiểu 300 triệu đồng.
  • Chủ doanh nghiệp, người quản lý chuyên môn phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo có đầy đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc.  
  • Có Giấy phép kinh doanh hoạt động môi giới việc làm.

Đối với mã ngành 7820, 7830 doanh nghiệp cần:

  • Ký quỹ tối thiểu 2 tỷ đồng.
  • Vốn điều lệ (vốn pháp định) tối thiểu từ 2 tỷ đồng trở lên.
  • Có Giấy phép cho thuê lại lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động mới nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Công ty xuất khẩu lao động là gì?

Công ty xuất khẩu lao động chính là doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp, được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nguồn lao động hay nói cách khác công ty xuất khẩu lao động là doanh nghiệp hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động cần đăng ký vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; ký quỹ 02 tỷ đồng. Trường hợp thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động cần ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/chi nhánh.

Thời gian thành lập công ty xuất khẩu lao động mất bao lâu?

Thời gian được tính từ khi nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định.
Thời gian xin cấp giấy phép thành lập công ty từ 03 – 07 ngày bao gồm thời gian làm hồ sơ và xin giấy phép đăng ký thành lập công ty. Thời gian xin giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là 30 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.