Bảo hiểm y tế là thứ quen thuộc đối với mỗi người dân hiện nay. Việc người dân chứng minh có số tiền lớn để chi trả phí khám và chữa bệnh trong năm lớn hơn 1/2 năm tháng lương cơ sở để hưởng bảo hiểm y tế trong vòng 05 năm liên tục, người dân cần có giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Vậy bảo hiểm y tế là gì? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm được thực hiện như thế nào? Có cần các giấy tờ như xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục để thực hiện thủ tục này không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Quyết định số 919/QĐ-BHXH năm 2015
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (quy định tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia).
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Vai trò của Bảo hiểm y tế
Thứ nhất, thực hiện chính sách BHXH, BHYT nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm….
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, nhất là chế độ hưu trí, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.
Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH, BHYT góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia làm hai loại: Bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Các mức hưởng bảo hiểm y tế hiện hành
Bảo hiểm y tế đúng tuyến:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở,…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Bảo hiểm y tế trái tuyến:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương: Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước .
- Tại bệnh viện tuyến huyện: Hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Theo Phụ lục II Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015, cần thực hiện theo thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
– Bản chính các hóa đơn, biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT (5% hoặc 20%) từ đầu năm.
+ Trên hóa đơn, biên lai phải thể hiện rõ số tiền người bệnh cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
+ Nếu làm thất lạc hóa đơn, biên lai bản chính thì nộp bản chụp hóa đơn; biên lai có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh nơi đã điều trị hoặc bảng kê chi phí khám, chữa bệnh (theo Mẫu số 01/BV, 02/BV).
– Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ chỉ chụp thẻ BHYT; ký xác nhận trên bản chụp và trả lại thẻ BHYT cho người nộp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT.
Bước 3: Đến nhận giấy chứng nhận không cùng chi trả trông năm.
Thời hạn giải quyết:
– 01 ngày làm việc: có quá trình tham gia BHYT chỉ trên địa bàn một tỉnh hoặc trên thẻ BHYT có ghi thời điểm đủ 05 năm liên tục.
– 05 ngày làm việc: Chỉ khám, chữa bệnh nội tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia BHYT nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
– 10 ngày làm việc: Có khám chữa bệnh ở ngoại tỉnh, trên biên lai, hóa đơn không thể hiện rõ số tiền cùng chi trả hoặc người tham gia bảo hiểm y tế nộp bản chụp hóa đơn, biên lai, bảng kê chi phí khám, chữa bệnh.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT trong năm“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Thưởng Tết có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?
Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
Câu hỏi liên quan
Mức đóng Bảo hiểm y tế là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
Thành phần hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT. Trường hợp người tham gia là người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: bổ sung Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”. Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Đối với người nộp hồ sơ cho UBND cấp xã, Đại lý thu/nhà trường nhận kết quả do cơ quan BHXH đã giải quyết qua UBND cấp xã, Đại lý thu/nhà trường.