Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Khi bản án, quyết định dân sự của tòa án có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể có quyền; nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mà nghĩa vụ thi hành án lại không thể thực hiện được; mà việc đó lại có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo thi hành án hiệu quả; giảm bớt gánh nặng cho người phải thi hành án, tiết kiện thời gian, tiền bạc,… Vậy thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 làm rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
Thông tư liên tịch 12/2015/TTLT
Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự là gì?
Miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được tòa án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn lại.
Giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được tòa án có thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
Các khoản thu, nộp cho ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm thi hành án gồm tiền phạt; truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; án phí, lệ phí Tòa án, tịch thu sung quỹ nhà nước; khoản thu, nộp khác cho ngân sách nhà nước trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; lãi chậm thi hành án đối với khoản được miễn, giảm (nếu có).
Nguyên tắc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự?
+ Việc xét miễn, giảm thi hành án phải được thực hiện khách quan, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng thời hạn và các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật có liên quan;
+Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí việc xét miễn, giảm được lấy từ kinh phí hoạt động của cơ quan thực hiện.
Thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự
Thẩm quyền xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự được quy định theo tiêu chí lãnh thổ. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh về điều kiện tài sản; khả năng thi hành nghĩa vụ và thời gian thi hành án của người phải thi hành án.
Theo khoản 1 Điều 63 Luật thi hành án dân sự; việc xét miễn, giảm đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện; Toà án quân sự khu vực nơi cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức việc thi hành án có trụ sở.
Các trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Các trường hợp được miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự:
+ Người phải thi hành án được xét miễn toàn bộ nghĩa vụ thi hành án dân sự.
+Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại.
+Người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí; tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai; hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại.
Các trường hợp được giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự:
Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp:“không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Thủ tục đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự:
Đối với việc xét miễn, giảm với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, xét miễn phần án phí còn lại:
Cần căn cứ ý kiến nhất trí bằng văn bản của Viện kiểm sát cùng cấp; cơ quan Thi hành án dân sự đề nghị Tòa án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án.
Đối với việc xét miễn tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài; xét giảm việc chấp hành phần tiền phạt còn lại đối với người chưa thành niên theo Bộ luật HS:
+Nếu việc thi hành án đang do cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện tổ chức thi hành; thì căn cứ hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm của cơ quan Thi hành án dân sự; Viện trưởng VKS cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền đề nghị Tòa án xét miễn, giảm thi hành án;
+Nếu việc thi hành đang do cơ quan THADS cấp tỉnh, cấp quân khu tổ chức thi hành; căn cứ ý kiến nhất trí bằng văn bản của VKS cùng cấp, cơ quan THADS cấp tỉnh, cơ quan Thi hành án cấp quân khu chuyển hồ sơ để Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền đề nghị Tòa án xét miễn, giảm thi hành án.
Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự:
Phân công thẩm phán thụ lý hồ sơ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán thụ lý hồ sơ; giải quyết việc xét miễn, giảm. Thẩm phán được phân công có quyền yêu cầu Viện kiểm sát hoặc cơ quan Thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ; hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu
Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm thi hành án:
+Phiên họp do một Thẩm phán chủ trì; có sự tham dự của đại diện VKS cùng cấp, cơ quan THADS đã đề nghị xét miễn, giảm.
+Khi tiến hành xét miễn, giảm nghĩa vụ THA; đại diện cơ quan THADS trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm; đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm. Trên cơ sở xem xét hồ sơ và ý kiến của đại diện của Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, Thẩm phán ra quyết định chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án.
Quyết định miễn, giảm thi hành án của Tòa án:
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị của VKS cấp trên trực tiếp mà VKS không kháng nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định về việc miễn, giảm; Toà án phải gửi quyết định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo Luật thi hành án dân sự.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thứ tự thanh toán tài sản thi hành án dân sự theo quy định pháp luật?
Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định về phí thi hành án dân sự?
Dịch vụ Review hợp đồng dân sự
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về; “Thủ tục xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được tòa án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn lại.
Là trường hợp người thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được tòa án có thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.