Gia đình bà em có 04 người con gồm mẹ em và 02 dì, 01 cậu (cậu bị bệnh tâm thần). Bà em mất không để lại di chúc giờ hai dì muốn để lại tài sản thừa kế cho mẹ em và để mẹ em chăm sóc cậu luôn. Cho em hỏi: Tài sản hai dì để lại cho mẹ em là tài sản riêng của mẹ em hay là tài sản chung của bố mẹ em? Hai dì em muốn từ chối nhận di sản thì thủ tục như thế nào ạ? Thủ tục từ chối nhận di sản mới nhất hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung đơn từ chối nhận di sản thừa kế
Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, người thừa kế di sản CÓ QUYỀN được từ chối di sản thừa kế. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Nội dung đơn từ chối nhận di sản thừa kế:
- Ngày viết đơn;
- Nơi viết đơn: nhà, cơ quan, văn phòng công chứng…;
- Thông tin của người từ chối nhận di sản thừa kế;
- Hình thức thừa kế: theo di chúc hoặc theo pháp luật;
- Thông tin của người để lại di sản thừa kế;
- Thông tin về di sản muốn từ chối: đất đai, nhà cửa, tiền…;
- Cam kết tự nguyện từ chối nhận di sản và đảm bảo thông tin khai chính xác;
- Cuối đơn ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.
Thủ tục từ chối nhận di sản mới nhất hiện nay ra sao?
Điều 620 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
– Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;
– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Trên thực tế, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện cùng thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Do vậy, khi ra cấp xã hoặc đến văn phòng công chứng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì hai dì sẽ trao đổi luôn văn bản từ chối này hoặc nhờ văn phòng công chứng soạn thảo và công chứng (nếu cần).
Các giấy tờ cần có khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừ kế và từ chối nhận di sản là:
– Giấy chứng tử của người mất;
– Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn hoặc các giấy tờ khác chứng minh thuộc diện thừa kế;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu tài sản của người mất;
– CMND, CCCD, sổ hộ khẩu của những người thừa kế.
Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?
Từ chối nhận di sản thừa kế là việc một cá nhân sau khi được chỉ định làm người thừa kế; mà không muốn hưởng phần di sản đó thì có quyền từ chối không nhận. Theo đó; bất cứ vì lý do gì; người được hưởng di sản thừa kế cũng có quyền được từ chối; trừ 03 lưu ý sau đây:
- Không được từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác
- Phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản; những người thừa kế khác; người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản
Trong nhiều trường hợp; họ không có nhu cầu hưởng di sản thừa kế; muốn tặng cho phần di sản ấy cho những người đồng thừa kế còn lại.
Những người được từ chối nhận di sản thừa kế
Theo đó; người thừa kế theo di chúc là người được người để lại di sản chỉ định là người nhận thừa kế trong văn bản di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự mới nhất, cụ thể:
- Hàng thứ 1 gồm vợ chồng; cha đẻ; mẹ đẻ; cha nuôi; con đẻ; con nuôi
- Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại; anh chị em ruột; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.
- Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại; bác; chú; cậu; cô; dì ruột; cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Ngoài ra, những người sau đây không được hưởng di sản thừa kế:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ; hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Tải xuống mẫu văn bản từ chối nhận di sản năm 2022
Có thể bạn quan tâm
- Điều khiển xe máy nhưng chưa có bằng bị xử phạt như thế nào?
- Tra cứu giấy phép lái xe thật hay giả như thế nào?
- Bị giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thủ tục từ chối nhận di sản mới hiện nay ra sao?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, pháp luật không bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng trên thực tế hiện nay, để thuận tiện cho các thủ tục mua bán; sang nhượng di sản thừa kế sau này; việc từ chối nhận di sản thừa kế nên được lập thành văn bản có yêu cầu công chứng, chứng thực.
Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.