Xin chào Luật sư! Con dấu của cơ quan tôi đã được sử dụng từ rất lâu nên đã bị biến dạng một phần. Do vậy, tôi muốn đăng ký lại mẫu con dấu. Tôi muốn hỏi Luật sư pháp luật quy định thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an thế nào? Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Quy định về con dấu
Con dấu là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.
Con dấu quy định tại Nghị định này, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu
Theo Điều Nghị định 99/2016/NĐ-CP, nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu là:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
- Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Điều kiện sử dụng con dấu
Theo Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP, điều kiện sử dụng con dấu là:
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
- Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây:
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
- Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi;
- Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.
Thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an
Các trường hợp trả lại con dấu
Theo quy định khoản 1 Điều 18 ị định 99/2016/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có trách nhiệm giao nộp con dấu cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này thuộc các trường hợp sau đây:
- Đăng ký lại mẫu con dấu do con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng, thay đổi chất liệu hoặc cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên;
- Có quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
- Có quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
- Con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu;
- Có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan có thẩm quyền;
- Các trường hợp theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 6 Nghị định này.
Thủ tục trả con dấu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ trả dấu theo quy định nộp tại cơ quan công an nơi cấp con dấu – Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội tại các tỉnh, thành phố.
Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ người thực hiện trả dấu nhận giấy hẹn của cơ quan công an.
Bước 3: Trong vòng 5 ngày làm việc (theo giấy hẹn) mang con dấu cũ đến để cơ quan công an tiến hành thu hồi và hủy con dấu.
Kết quả của thủ tục trả dấu: Biên bản về việc hủy/thu hồi con dấu
Mời bạn xem thêm
- Cách tính phụ cấp chức vụ
- Quy định phụ cấp chức vụ trưởng, Phó phòng
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thủ tục trả con dấu tại cơ quan công an”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, mẫu đăng ký lại khai sinh, giá dịch vụ thám tử… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ trả lại con dấu cho cơ quan công an bao gồm các tài liệu sau:
– Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an trình bày rõ lý do cần trả dấu
– Bản sao đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức
– Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp
– Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu.
Căn cứ điểm h khoản 3 điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không:
– Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận mẫu dẫu sau chia tách, sáp nhập, hợp nhất
– Không nộp lại con dấu khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nộp con dấu theo quy định của pháp luật.