Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh được tiến hành như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Khái niệm về hộ kinh doanh
Căn cứ điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; ta có khái niệm về hộ kinh doanh như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Các trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Thông thường người kinh doanh sẽ tiến hành thay đổi các nội dung đăng ký sau:
+ Tên hộ kinh doanh;
+ Ngành nghề kinh doanh;
+ Vốn kinh doanh;
+ Thông tin người đại diện hộ kinh doanh.
Hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký gồm các giấy tờ sau đây:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Ngoài ra, người kinh doanh còn có thể thực hiện thay đổi chủ hộ kinh doanh, thay đổi địa chỉ của trụ sở hộ kinh doanh sang quận huyên khác nới đăng ký hộ kinh doanh.
Hồ sơ thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới ký hoặc do chủ hộ kinh doanh mới ký trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế;
+ Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán hộ kinh doanh; hợp đồng tặng cho đối với trường hợp tặng cho hộ kinh doanh; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thay đổi chủ hộ kinh doanh do thừa kế;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thay đổi chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Sau khi bán, tặng cho, thừa kế hộ kinh doanh, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của hộ kinh doanh phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh, người mua, người được tặng cho, người thừa kế và chủ nợ của hộ kinh doanh có thỏa thuận khác.
Hồ sơ thông báo thay đổi trụ sở hộ kinh doanh
Hồ sơ thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh ký;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Xem thêm:
Trình tự, thủ tục thực hiện thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ:
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch.
+ Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký: Hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến UBND quận/huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới thì phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.
+ Lệ phí giải quyết: Do HĐND cấp tỉnh quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Theo quy định Nghị định 50/2016/NĐ-CP; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh và hộ kinh doanh sẽ bị buộc kê khai lại nội dung của hồ sơ
Cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
+ Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Bao gồm các giấy tờ sau:
– Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.