Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu tiên để phân biệt một doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, vì nhiều lý do khác nhau mà đôi khi tên doanh nghiệp cũng sẽ được thay đổi cho phù hợp với nghành nghề kinh doanh và hoàn cảnh thực tế của mình. Vậy, thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp này được thực hiện như thế nào ? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tên doanh nghiệp gồm những yếu tố nào ?
Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều có một tên riêng để phân biệt với doanh nghiệp khác. Tên doanh nghiệp thường do chủ doanh nghiệp tự do lựa chọn và đặt trên cơ sở quy định của pháp luật.
Hiện có các loại hình doanh nghiệp là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, tựu trung lại, theo khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020; tên doanh nghiệp được đặt như sau:
Điều 37. Tên doanh nghiệp
1, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
Như vây, tên doanh nghiệp được cấu tạo gồm hai thành tố, có cấu tạo như sau:
Tên doanh nghiệp = loại hình doanh nghiệp + Tên riêng
Trong đó, Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Còn tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Vậy, khi muốn thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào ?
Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Để thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, thì người thực hiện cần chuẩn bị các loại giấy tờ bao gồm:
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên. Trong đó, biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần/của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên (do Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch hội đồng thành viên/chủ sở hữu ký).
- Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả thay đổi tên công ty (nếu có);
- Bản sao chứng minh nhân dân của người ủy quyền và người được ủy quyền (nếu có).
Quy trình tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp
Sau khi tiến hành việc chuẩn bị và soạn thảo các giấy tờ thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, người thực hiện việc đăng ký thay đổi thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn tên doanh nghiệp
Trước khi tiến hành soạn thảo hồ sơ, thì các thành viên trong công ty cần thống nhất về tên doanh nghiệp dự kiến thay đổi. Tiếp theo đó sẽ tiến hành việc tra cứu xem đã có tên doanh nghiệp đó chưa, trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ
Người soạn thảo cần chuẩn bị các hồ sơ như đã nêu trên, phù hợp với mô hình doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin thay đổi tên doanh nghiệp
Người thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp,có thể tiến hành việc nộp hồ sơ thông qua hai cách bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh, thuộc sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.
- Nộp hồ sơ thông qua cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Sau khi tiến hành nộp hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành việc xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới sau 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp cần sửa đổi bổ sung cơ quan đăng ký sẽ yêu cầu người nộp sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi nhận được kết quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành việc công bố thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Những việc cần lưu ý sau khi thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Thông báo với ngân hàng về việc thay đổi doanh nghiệp
Do ngân hàng là đơn vị khá khó khăn trong vấn đề hồ sơ, chứng từ pháp lý. Do vậy sau khi thay đổi tên công ty. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng để nộp bổ sung bản sao đăng ký kinh doanh (đã đổi tên); và mẫu dấu mới của doanh nghiệp để ngân hàng cập nhật thông tin.
Thông báo thay đổi mẫu con dấu do đổi tên doanh nghiệp
Hiện nay, con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý; và sử dụng mà không cần thông báo hoặc đăng ký với bất cứ cơ quan nào.
Khắc con dấu pháp nhân và công bố mẫu dấu:
Sau khi Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp công ty sẽ tiến hành khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu.
Kết quả cuối cùng bạn sẽ nhận được:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy biên nhận công bố và biên lai công bố thông tin
- Con dấu tròn công ty
- Thông báo sử dụng mẫu dấu và giấy biên nhận hồ sơ thông báo mẫu dấu
- Hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng
In ấn lại hóa đơn VAT
Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT: Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp; cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp. Đồng thời, hủy hóa đơn cũ đang sử dụng (trường hợp vẫn sử dụng hóa đơn in). Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với thông tin công ty mới
iên hệ Luật Sư 247
Hi vọng, qua bài viết”Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp được thực hiện thế nào ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư 247, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Hiện nay con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng mà không cần thông báo hoặc đăng ký với bất cứ cơ quan nào
Chuẩn bị hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp và nộp hồ sơ. Thành phần hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp bao gồm:
a) Thông báo thay đổi
b) Biên bản họp (đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên)
c) Quyết định thay đổi tên công ty.
d) Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ.
c) Giấy đề nghị công bố thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Do ngân hàng là đơn vị khá khó khăn trong vấn đề hồ sơ, chứng từ pháp lý do vậy sau khi thay đổi tên công ty. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng để nộp bổ sung bản sao đăng ký kinh doanh (đã đổi tên) và mẫu dấu mới của doanh nghiệp để ngân hàng cập nhật thông tin.