Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

29/05/2022
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
370
Views

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp tham gia các giao dịch, tham gia tố tụng,…Việc thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không chỉ thực hiện những thủ tục nội bộ mà còn phải thực hiện thủ tục thay đổi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong công ty cổ phần cũng vậy. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ cung cấp những quy định về thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020 được ban hành ngày 17/06/2020

Người đại diện theo pháp luật là gì?

Tại điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 có định nghĩa người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Quy định về đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021), quy định thêm về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

  • Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
  • Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba;
  • Tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này

Và theo điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thông tin về người đại diện theo pháp luật gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật là những nội dung có trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Vì vây, khi thay đổi những thông tin liên quan đến người đại diện theo pháp luật và thay đổi người đại diện theo pháp luật thì doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Theo quy định tại điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ gồm:

  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật theo mẫu tại Phụ lục II-2 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;

Trong đó, giấy tờ pháp lý của cá nhân có thể là: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực (đối với công dân Việt Nam). Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực (đối với người nước ngoài)

  • Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông:  trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.

Thẩm quyền ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là: Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu.

Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Hình thức nộp:

  • Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Doanh nghiệp có thể nộp qua dịch vụ bưu chính;
  • Doanh nghiệp  có thể nộp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Thông báo với bạn hàng, đối tác, cơ quan bảo hiểm; Vì việc thay đổi đại diện pháp luật các đối tác bạn hàng chưa thể biết kịp thời được.
  • Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần lưu ý việc đăng ký lại thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng, vì các thông tin của người đại diện pháp luật cũ vẫn còn trên hệ thống của ngân hàng
  • Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật có gắn liền với việc chuyển nhượng vốn cho người đại diện theo pháp luật mới cần lưu ý thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người chuyển nhượng.
  • Đối với công ty có giấy phép con sau thành lập như: giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự phải thực hiện thủ tục thay đổi các giấy phép này vì trên giấy phép có thông tin về người đại diện theo pháp luật cũ;

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề; “Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Đăng ký hộ kinh doanh …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó (i) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (ii) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa (iii) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (iv) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng.

Các chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty

Các chức danh này sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà luật doanh nghiệp đã được ban hành.
1.Giám đốc;
2.Tổng Giám đốc;
3.Chủ tịch Hội đồng thành viên – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
4.Chủ tịch công ty – đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
5.Chủ tịch Hội đồng quản trị – đối với công ty cổ phần;
6.Và các chức danh quản lý khác được quy định tại điều lệ công ty.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật là gì?

Người đại diện theo pháp luật của công ty là chủ tịch hội đồng quản trị/ Chủ tịch hội đồng thành viên/ Giám Đốc/ Tổng Giám và các chức danh quản lý khác sẽ được quy định rõ tại điều lệ công ty. Theo pháp luật hiện hành, người đại diện theo pháp luật phải là người thường trú ở Việt Nam, trong trường hợp không có mặt tại Việt Nam quá 30 ngày thì phải có giấy ủy quyền cho người khác theo quy định tại luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật. Hiện tại công ty Cổ phần và công ty TNHH có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.
– Người đại diện theo pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.