Thủ tục thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài

02/10/2021
Thành lập chi nhánh bảo hiểm nước ngoài
513
Views

Theo quy định hiện hành, thủ tục thành lập chi nhánh kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được tiến hành như thế nào. Hãy cùng phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp luật

Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH

Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTC

Nội dung tư vấn

Điều kiện thành lập chi nhánh kinh doanh bảo hiểm nước ngoài

– Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

+ Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;

+ Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam;

+ Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Thủ tục thành lập chi nhánh kinh doanh bảo hiểm nước ngoài

Chuẩn bị hồ sơ

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao.

+ Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng .

– Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh.

+ Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ của Bộ tài chính.

Xử lý hồ sơ

+ Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

+ Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo.

Cấp giấy phép đăng ký hoạt động

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm.

+ Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Thủ tục sau khi được cấp giấy phép hoạt động

Trong 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép chi nhánh nước ngoài phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

+ Tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài;

+ Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

+ Mức vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;

+ Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của chi nhánh nước ngoài.

+ Số và ngày cấp Giấy phép;

+ Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.

Trong 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, chi nhánh nước ngoài phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt động:

+ Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);

+ Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật;

+ Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

+ Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm, phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;

+ Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trong thời hạn 12 tháng sau khi được cấp giấy phép hoạt động chi nhánh nước ngoài không hoàn thành các thủ tục theo quy định bị xử lý như thế nào?

Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, chi nhánh nước ngoài không hoàn tất các thủ tục theo quy định để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp

Trường hợp người nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh kinh doanh bảo hiểm nước ngoài không bổ sung hồ sơ có sao không?

Căn cứ khoản 2 điều 15 văn bản số 08/VBHN-BTC; trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Mức vốn pháp định của chi nhánh bảo hiểm nước ngoài?

Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
(1) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định mục (2),(3)) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
(2) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại mục (1) và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
(3) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại mục (1), bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận