Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh tại Việt Nam

29/06/2022
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh tại Việt Nam
335
Views

Trong trường hợp chi nhánh của doanh nghiệp hoạt dộng kém hiệu quả có thể làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Với mong muốn hỗ trợ quý khách hàng có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh một cách đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, Luật sư 247 xin đưa ra hướng dẫn giúp quý khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Quy định pháp luật về tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về một số vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh như sau:

  • Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh.
  • Ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh chi nhánh là ngày đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
  • Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này, trong trường hợp, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chi nhánh thì doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố – nơi chi nhánh đã đăng ký hoạt động.
  • Tương ứng với mỗi lần thông báo thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh là không quá 01 (một) năm. Trong trường hợp, doanh nghiệp muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn thông báo thì phải thông báo tiếp đến Phòng Đăng ký Kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, thời hạn tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
  • Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp phải Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tạm ngừng kinh doanh chi nhánh
Tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh được thực hiện theo Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh chi nhánh (Người đại diện pháp luật ký tên, đóng dấu công ty).
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh đối với công ty TNHH một thành viên/ doanh nghiệp tư nhân (Chủ sở hữu công ty ký tên, đóng dấu công ty). Quyết định của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên hoặc quyết định của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần (chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị ký, đóng dấu).
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên đối công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên) hoặc biên bản họp của Hội đồng quản trị đối công ty cổ phần) về việc biểu quyết thông qua quyết định tạm ngừng công ty. (Biên bản họp chỉ cần chủ tọa và thư ký cuộc họp ký).
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục.
  • Giấy ủy quyền/ giấy giới thiệu nếu doanh nghiệp bạn không có chủ sở hữu/ người đại diện pháp luật trực tiếp đi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh chi nhánh sẽ bao gồm những thông tin sau:

  • Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Lý do tạm ngừng kinh doanh.
  • Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh.

Người đại diện theo pháp luật/ người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đầy đủ lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh chi nhánh.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Thời gian xử lý: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc chi nhánh đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh

Quy trình làm việc về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247 quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho quý khách hàng thân yêu

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu ( đối với cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có)
  • Thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Mã số thuế để chuyên viên tra cứu thông tin.

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp.

Video Luật sư 247 giải đáp về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh tại Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như soạn thảo hồ sơ giải thể công ty, muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty, Xác nhận độc thân, dịch vụ giải thể công ty, thành lập công ty ở Việt Nam,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh chi nhánh là bao lâu?

Doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh chi nhánh phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố – nơi chi nhánh đã đăng ký hoạt động chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.
Sau khi nhận được chấp thuận của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh chi nhánh trong thời hạn không quá 01 năm. Nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn tạm ngừng thì phải thông báo tiếp đến Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tổng thời hạn tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.

Doanh nghiệp không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh của chi nhánh bị phạt thế nào?

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chi nhánh nhưng không thông báo Phòng Đăng ký kinh doanh thì bị xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh chi nhánh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định của pháp luật.

Thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh?

Nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại trước thời hạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh chi nhánh với Phòng đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động trở lại đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn thông báo.  Hồ sơ bao gồm:
– Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của chi nhánh (Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và ghi rõ họ & tên; có đóng dấu của Công ty);
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh;
– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện thủ tục này (Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và ghi rõ họ & tên, có đóng dấu của Công ty);
– Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.