Quốc tịch là chế định cơ bản của Luật quốc tịch về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để cá nhân có thể đuợc hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của nhà nước. Như đã biết, số lượng kiều bào của đất nước ta là khá lớn, hiện nay ngày càng nhiều kiều bào có mong muốn trở về quê hương để được sinh sống, đóng góp cho Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là người Việt kiều có thể nhập quốc tịch Việt nam được hay không? Nếu được thì thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều ra sao? Tất cả sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Việt kiều được hiểu như thế nào?
Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch Việt Nam hoặc/và quốc tịch của nước sở tại.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ chính trị pháp lý giữa công dân với nhà nước, nó có tính ổn định rất cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe. Đối với những người nước ngoài đã xin nhập quốc tịch của một nhà nước thì mối quan hệ này tồn tại dài hay ngắn là phụ thuộc vào thái độ của người đó đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch (tích cực hay không tích cực).
Việt kiều có thể xin hồi hương, nhập quốc tịch Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008, đã được sử đổi, bổ sung 2014 (Luật Quốc tịch) quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch. Nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
- Xin hồi hương về Việt Nam.
- Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Ngoài ra; điều luật này quy định: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có thể sẽ bị từ chối. Nếu việc trở lại đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Trường hợp người bị tước quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét.
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây. Tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch.
Theo khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch; người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài. Trừ những người trong trường hợp đặc biệt, được Chủ tịch nước cho phép: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều
Hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam
Hồ sơ chuẩn bị nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều gồm có các giấy tờ sau đây:
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;
- Giấy khai sinh bản sao, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Bản khai lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy tờ chứng minh người làm giấy xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng mang quốc tịch Việt Nam;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam theo khoản 1 Điều 23 đã phân tích ở trên.
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do nào đó đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan chức năng có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài.
Trong trường hợp không được nhập quốc tịch nước ngoài là do lỗi chủ quan của người đó. Thì phải có văn bản bảo lãnh của một trong những người là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruột. Hiện đang là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, kèm theo đơn của người đó tự nguyện về cư trú tại Việt Nam.
Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ; phải tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp nơi cư trú.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định ban hành thì cấp Biên nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đã ban hành.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi quốc tịch
- Mẫu đơn xin xác nhận không có quốc tịch Việt Nam
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Sở Tư pháp thẩm tra và chuyển hồ sơ xác minh
Trong thời hạn quy định là 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ tiến hành gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an cấp tỉnh sẽ tiến hành công việc xác minh và gửi kết quả về Sở Tư pháp.
Trong thời gian này, Sở Tư pháp sẽ tiến hành thẩm tra các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều.
- Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm tra của Công an cấp tỉnh, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp và Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận hồ sơ giải quyết
Đối với người có mong muốn nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp phải tiến hành kiểm tra rà soát lại hồ sơ, nếu xét thấy đạt điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì phải gửi văn bản thông báo cho người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam thuộc các trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài:
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra rà soát lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý phê duyệt cho nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ có thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp để thông báo cho người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu nhận được Quyết định của Chủ tịch nước về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp sẽ phải tiến hành gửi cho người được nhập quốc tịch Việt Nam bản sao Quyết định, kèm theo bản trích sao danh sách. Gửi Sở Tư pháp theo dõi, quản lý, thống kê các việc đã giải quyết về quốc tịch.
Người đề nghị căn cứ ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp.
- Lần 1: Nhận thông tin hồ sơ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt và đưa ra kết luận đề nghị gửi Bộ Tư pháp.
- Lần 2: Nhận thông báo để làm thủ tục thôi quốc tịch nước ngoài (Đối với người có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam không thuộc trường hợp được giữ quốc tịch nước ngoài).
- Lần 3: Nhận thông tin cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không đủ điều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc không được Chủ tịch nước đồng ý cho nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt Kiều.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho Việt kiều năm 2022 “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà, giải thể công ty, thành lập công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục cấp hộ chiếu,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 01/7/2009 và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú tại Việt Nam. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp trong thời hạn không quá 90 ngày quy định tính đến ngày nộp hồ sơ.
Giấy tờ chứng minh người làm giấy xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng mang quốc tịch Việt Nam (gồm giấy tờ chứng minh đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc các giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, xác nhận, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ có giá trị chứng minh đã từng mang quốc tịch Việt Nam của người đó).