Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài khi mẹ đang chấp hành án hình sự?

05/06/2021
795
Views

Xin chào Luật sư! Tôi là người Canada đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam (tôi có giấy phép lao động và thẻ cư trú) . Tôi có chung sống với một bạn gái người Việt Nam; tôi và bạn ấy đã có 1 con chung. Bé sinh ngày 28.8.2012 nhưng do không có giấy đăng ký kết hôn nên trên giấy khai sinh chỉ có tên mẹ; không có tên cha.

Hiện nay, mẹ bé đang bị tước quyền công dân vì đang chấp hành án phạt tù 5 năm. Hiện giờ tôi đang rất muốn nhận con để chăm sóc và nuôi dưỡng con. Mong luật sư tư vấn về thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài. Tôi có được phép nhận con khi mẹ bé ngồi tù không? Và ai sẽ thay mẹ bé chấp nhận thủ tục cho tôi nhận con hợp pháp? Giấy tờ cần chuẩn bị cho việc nhận con. Tôi đã có kết quả giám định ADN.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Luật sư giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn:

Quy định về thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ

Điều 43 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con như sau:

“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.”

Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài

Điều 44, Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

“Điều 44. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ; đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau; thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này; công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục; đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ; con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Chứng minh quan hệ cha mẹ

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ; con được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP:

“Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tạii khoản 1 Điều 25; và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế; cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước; hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con; quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người; có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm; hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này ;hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.”

Theo như quy định trên và các tình tiết bạn cung cấp; thì kết quả xét nghiệm AND chính là chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con.

Hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con

Khoản 1, điều 32, Nghị định 126/2014/NĐ-CP; quy định về hồ sơ nhận cha, mẹ, con bao gồm:

“1. Hồ sơ nhận cha, mẹ, con được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân; như Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước); Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành; hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

c) Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ;

d) Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con;

đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; bản sao Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con.”

Xem thêm: Muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn thì phải làm gì?

Trình tự thực hiện

Theo căn cứ trên, hồ sơ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

– Tờ khai đăng ký nhận con theo mẫu quy định

– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú của bạn

– Bản sao Giấy khai sinh của con bạn

– Giấy tờ hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con. Chính là kết quả xét nghiệm AND mà bạn đã có.

Trong bộ hồ sơ, hộ chiếu của cha là người nước ngoài phải được dịch; và công chứng (hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ).

Sau đó, bạn sẽ nộp hồ sơ trên đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này; công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục; đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con; niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Quy định về điều kiện nhận con chưa thành niên

Khoản 2, điều 30, nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện nhận con chưa thành niên:

“2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha; trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.”

Theo Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội; và đại biểu HĐND thì người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thuộc trường hợp bị tước quyền bầu cử. Như vậy ngoài hình phạt chính và hình phạt bổ sung được quy định tại bản án đã có hiệu lực pháp luật thì hầu hết các quyền; và nghĩa vụ khác của người chấp hành hình phạt tù không bị ảnh hưởng trong đó bao gồm cả quyền, nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, trong trường hợp trên thì mẹ của bé vẫn có quyền đồng ý; hoặc không đồng ý cho bạn nhận con. Vì vậy, bạn vẫn cần có sự đồng ý của người mẹ để tiến hành thủ tục nhận con.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài”. Nếu có thắc mắc về vấn đề gì xin liên hệ 0833.102.102 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục nhận con nuôi đối với người nước ngoài tiến hành trong bao lâu

Trước tiên bạn cần phải đăng ký việc nhận con nuôi với Sở Tư Pháp. Sở Tư pháp ở nơi thường tú của người được nhận nuôi. Sau đó Sở Tư pháp nhận hồ sơ và nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi.

Tôi năm nay 22 tuổi sáng nước ngoài du học và được một gia đình nước ngoài nhận nuôi, liệu tôi có được nhận nuôi hay không?

Theo thông tin bạn cũng cấp, bạn năm nay 22 tuổi. Như vậy thì bạn và gia đình người nước ngoài đó không thể tiến hành thủ tục nhận nuôi. Vì lý do bạn không đủ điều kiện để nhận nuôi.
Điều kiện về tuổi:
– Trẻ em dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận