Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2022

09/06/2022
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
653
Views

Bảo hộ nhãn hiệu luôn là bước đầu tiên trên con đường gây dựng nên một thương hiệu kinh doanh. Do đó, các cá nhân, tổ chức cần quan tâm đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vậy, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như nào? Có phức tạp không? Hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ
  • Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN)

Nhãn hiệu là gì?

– Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định

Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

  • Một nhãn hiệu tốt là một tài sản quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đây là một công cụ hữu ích giúp khách hàng và người tiêu dùng nhận diện hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Tạo dựng nhãn hiệu chính là tạo ra tên, hình ảnh và thương hiệu cho doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc cần thiết để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ khác muốn tận dụng danh tiếng và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Bên cạnh đó, với một nhãn hiệu đã được đăng kí và bảo hộ, doanh nghiệp có thể tiến hành chuyển nhượng nhãn hiệu khi không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

  • Tổ chức hoặc cá nhân tự sản xuất kinh doanh và cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ đều có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể;
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để các thành viên thuộc tập thể đó sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ví dụ: Hợp tác xã, Hội nông dân, Hiệp hội, hoặc một Tập hợp từ hai doanh nghiệp trở lên;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát chất lượng, đặc tính, xuất xứ hàng hoá có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với điều kiện tổ chức này không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó. Ví dụ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT), Hiệp hội chè Việt Nam;
  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua ủy quyền ký kết với các Đại diện Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam;
  • Ngoài ra, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, do không mặc nhiên được bảo hộ ở nước ngoài, doanh nghiệp có thể tiếp tục yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở những thị trường nước ngoài dự tính kinh doanh nhưng có tiềm ẩn nguy cơ bị cạnh tranh, bị lạm dụng, chiếm đoạt.

Các trường hợp bị từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Trong một số trường hợp, các dấu hiệu sẽ không được bảo vệ như là nhãn hiệu (Điều 73 Luật về Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam)
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với cờ quốc gia hoặc quốc huy.
  • Dấu hiệu, cờ, vòng bi, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội Việt Nam, trừ trường hợp tổ chức cho phép
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thật, bí danh, bút danh hoặc hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Các ký hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác đã đăng ký thành công trước ở Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự thất bại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối nếu không tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp này thường xảy ra do sự khác biệt về văn hoá, vùng hoặc quốc gia.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quý Công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:

1. 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư16/2016/TT-BKHCN.

  • Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải chỉ rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu chứng nhận);
  • Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, Công ty phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá;
  • Trong tờ khai phải có mẫu nhãn hiệu và mô tả bằng chữ về nhãn hiệu đó theo các quy định sau đây:
    1. Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
    2. Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
    3. Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
    4. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập.
  •  Phần “Danh mục các hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

2. 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai) và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;
  • Đối với nhãn hiệu là hình ba chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu;
  • Đối với nhãn hiệu có yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc yêu cầu bảo hộ. Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

3. Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.

4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu Công ty thụ hưởng quyền đó từ người khác.

5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

6. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) (theo Khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2010/TT-BKHCN).

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đúng luật
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đúng luật

Trình tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN thì trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

Cụ thể hiện nay có thể nộp tại Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

Thời hạn thẩm định hình thức đơn: là 01(một) tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm 10 (mười) ngày.

Bước 3: Công bố hợp lệ

Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Công ty phải nộp lệ phí công bố đơn.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

Thẩm định nội dung đơn gồm các nội dung sau đây:

  • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
  • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
  • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hoá, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hoá, dịch vụ.

Thời hạn thẩm định nội dung: là 06 (sáu) tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp Công ty chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;

Bước 5: Cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 117 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

  • Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  • Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất;
  • Đơn thuộc cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những Công ty về việc cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những Công ty.

Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày Công ty nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định.

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

Mọi quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyết định chấp nhận đăng ký quốc tế đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Các thông tin được công bố gồm thông tin ghi trong quyết định tương ứng: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Thời hạn công bố: là 02 (hai) tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi Công ty đã nộp lệ phí công bố theo quy định.

Kết quả thực hiện

  • Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:

  • Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
  • Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
  • Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng

1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu Luật sư 247

Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ đăng ký nhãn hiệu; mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Hợp thức hóa lãnh sự. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về ” Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2022 “. Hy vọng bài viết trên có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.