Thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều nhãn hiệu đã đăng ký và được cấp bằng bảo hộ nhưng rất nhiều nhãn hiệu trong số đó không được sử dụng hoặc chỉ sử dụng một vài năm rồi sau đó không được sử dụng nữa vì chủ sở hữu nhãn hiệu đã chấm dứt hoạt động.Vậy khi chủ sở hữu không sử dụng nhãn hiệu đó nữa thì có phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Và thủ tục được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ 2019. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:
– Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định.
– Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp
– Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại. Hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp
– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục. Trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Mà không có lý do chính đáng. Trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại. Trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát. Hoặc kiểm soát không có hiệu quả. Về việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu(Mở trong cửa số mới)
Thủ tục thực hiện chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Tờ khai hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (02 tờ theo mẫu);
- Chứng cứ (nếu có);
- Giấy ủy quyền (Trong trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu ủy quyền cho luật Việt An thực hiện);
- Bản giải trình lý do yêu cầu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trình tự tiến hành
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi đã chuẩn bị đầy đủ xong, tiến hành nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hoặc trả kết quả thuộc Cục sở hữu trí tuệ hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Xử lý hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ Cục sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và tiến hành xử lý hồ sơ dựa trên 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực:
- Bước 1: Thẩm định hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
- Bước 2: Kiểm tra hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu chấm dứt;
- Bước 3: Ra quyết định chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trường hợp 2: Người thứ ba yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
- Bước 1: Thẩm định hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
- Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, khi chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
- Bước 3: Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực của văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực của văn bằng
- Bước 4: Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xử lý
Thời hạn xử lý yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: Kéo dài 10 ngày kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm và có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm/1 lần gia hạn và không giới hạn số lần gia hạn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục đăng ký thương hiệu tại nước ngoài
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Điều kiện để thực hiện quyền này là phải nộp phí và lệ phí.
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Và ý kiến của các bên liên quan. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn 10 năm, Có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần, không giới hạn số lần. đăng ký thương hiệu nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu chấm dứt tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp hoặc không sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trong 5 năm liên tục.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp cho người không có quyền đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ.