Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

19/08/2022
388
Views

Xin chào luật sư. Tôi là người gốc Việt Nam hiện nay đang định cư tại nước ngoài. Vậy xin hỏi bấy giờ tôi muốn xin cấp thị thực tại lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài thì cần làm như thế nào? Hồ sơ, thủ tục thực hiện là gì? Cần đáp ứng những điều kiện nào thì mới được cấp giấy miễn thị thực. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Miễn thị thực là sẽ giúp việc đi lại của người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài dễ dàng nhập cảnh vào Việt Nam hơn đồng thời được miễn một số khaonr lệ phí theo quy định. Thông thường việc xin miễn thị thực sẽ được thực hiện tại Việt Nam nhưng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thủ tục này có thể thực hiện tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam? Vậy Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xin cấp ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Quy định về Giấy miễn thị thực

Giấy miễn thị thực là gì?

Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định, thị thực hay visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, nhằm mục đích thể hiện sự cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Như vậy, người nước ngoài trước khi vào Việt Nam thì phải xin thị thực, nghĩa là phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.

Theo đó, miễn thị thực nghĩa là người nước ngoài muốn vào Việt Nam không cần phải xin thị thực hay không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.

Có nhiều lí do để một quốc gia miễn thị thực cho người nước ngoài như: do vấn đề ngoại giao, do nguyên tắc có đi có lại, do muốn thu hút khách du lịch…

Các loại giấy miễn thị thực

Giấy miễn thị thực gồm 02 loại sau đây:

  • Loại dán: Giấy miễn thị thực được dán vào hộ chiếu nước ngoài của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài dùng để nhập cảnh Việt Nam.
  • Loại sổ: Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy thường trú do nước ngoài cấp và người sử dụng hộ chiếu của những nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.

Thời hạn của Giấy miễn thị thực

Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.

Các trường hợp được miễn thị thực

Theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp được miễn thị thực như sau:

1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.

3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

3a. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

4. Đơn phương miễn thị thực

5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

-Trong đó quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;

c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.

Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Đối với việc cấp miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam, thủ tục này sẽ được thực hiện theo quy định của Nghị định 82/2015/NĐ-CP. Theo đó:

Điều kiện miễn thị thực

Với các đối tượng này, để được miễn thị thực thì họ cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 3 Nghị định 82/2015/NĐ-CP. Gồm có:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm;
– Có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam;
– Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực

Giấy miễn thị thực trong trường hợp này có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.

– Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.

– Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:

a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;

b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;

c) Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

d) Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;

đ) Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

– Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực

Theo Điều 6 Nghị định, người đề nghị cấp giấy miễn thị thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).

3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:

a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;

b) Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt Nam để xem xét, quyết định việc tiếp nhận hồ sơ.

Thủ tục cấp giấy miễn thị thực tại cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài

Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực đang cư trú ở nước ngoài nộp hồ sơ theo quy định trên tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Việc nộp hồ sơ có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài gửi danh sách người đề nghị cấp giấy miễn thị thực về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy miễn thị thực.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thủ tục cấp Giấy miễn thị thực tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo hóa đơn điện tử tổng cục thuế cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cấp lại giấy miễn thị thực trong trường hợp nào?

Người bị mất, bị hỏng, hết hạn hoặc có nhu cầu điều chỉnh nội dung trong giấy miễn thị thực được cấp lại giấy miễn thị thực. Để xin lại giấy miễn thị thực thì người có như cầu cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp lại giấy miễn thị thực gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
b) Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực, kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai);
c) Giấy miễn thị thực, nếu bị mất phải có đơn báo mất;
d) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh nội dung cần điều chỉnh trong giấy miễn thị thực.

Bị tạm hoãn xuất cảnh có bị thu hồi giấy miễn thị thưc?

Tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 12 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định:
Giấy miễn thị thực bị thu hồi, hủy bỏ nếu phát hiện người được cấp không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này hoặc thuộc các trường hợp quy định tại Điều 6, Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Do đó trường hợp bạn đã được cấp miễn thị thực nhưng bị tạm hoãn xuất cảnh thì giấy miễn thị thực sẽ bị thu hồi hoặc hủy bỏ.

Nhà nước quyết định đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài trong trường hợp nào?

Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Do đó khi đủ các điều kiện trên thì công dân nước ngoài sẽ được Việt Nam đơn phương miễn thị thực.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.