Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu ?

27/09/2022
Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu
298
Views

Trong tố tụng dân sự, có một số người có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án và kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Và thư ký là một trong những người tiến hành tố tụng. Vậy Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Thư ký tòa án là gì?

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.

Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu
Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu

Đương sự có được yêu cầu thay đổi thư ký toà án?

Theo Khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của đương sự như sau:

– Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

Theo Điều 54 Bộ luật này, thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

– Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

– Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

– Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Như vậy, theo quy định trên nếuphát hiện thư ký tòa án trong phiên tòa của bạn là người thân thích của bên đương sự còn lại, thì bạn có quyền yêu cầu thay đổi thư ký tòa án.

Vụ án dân sự chỉ đối chất khi đương sự có yêu cầu?

Căn cứ Điều 100 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đối chất như sau:

1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau.

2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.

Như vậy, có thể thấy đối với hoạt động đối chất không chỉ là khi đương sự có yêu cầu mà khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau theo quy định trên.

Thư ký Tòa có buộc phải có mặt ở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự?

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

e) Người phiên dịch (nếu có).

Do đó, trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì về nguyên tắc bắt buộc phải có sự tham gia của Thư Ký Tòa án để thực hiện việc ghi biên bản.

Ai bổ nhiệm Thư ký Tòa án nhân dân cấp Huyện?

Căn cứ Khoản 3 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.

Như vậy, theo quy định như trên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh là người có thẩm quyền bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân cấp Huyện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Thư ký tòa án có phải thay đổi khi đương sự yêu cầu ?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án?

Căn cứ Điều 47 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án được quy định như sau:
“Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.”

Chế độ, chính sách đối với Thư ký tòa án?

heo Điều 94 Luật này chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án như sau:
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được cấp trang phục, thẻ chức danh. Mẫu trang phục, thẻ chức danh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
3. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
4. Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Tiêu chuẩn ngạch Thư ký viên

Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.
– Trực tiếp thực thi nhiệm vụ Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
– Xây dựng báo cáo, thống kê, số liệu; quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.