Kinh tế đang ngày càng phát triển dẫn đến sự mở rộng của các mô hình kinh doanh. Các mô hình kinh doanh càng mở rộng thì đi đôi với nó chính là sự mở rộng ngành nghề cho các đối tượng người lao động. Thủ kho được biết đến là một vị trí đã xuất hiện từ rất lâu trước đây và vị trí này có nhiều ý nghĩa trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hẳn là không phải ai cũng hiểu biết về vị trí này.Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ kho bảo quản có chức trách và nhiệm vụ như thế nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Thủ kho là gì?
Thủ kho được hiểu chính là người chịu trách nhiệm quản lý tình trạng, số lượng của tất cả hàng hóa có ở trong kho.
Thủ kho thực chất là người đảm nhiệm vai trò quản lý hàng hóa trong kho trên tất cả các công đoạn bắt đầu từ lúc chuyển hàng vào kho hay khi thực hiện việc xuất hàng ra khỏi kho hoặc việc thống kê số liệu hàng tồn kho.
Trách nhiệm của thủ kho đó chính là có thể giúp đảm bảo cho hàng hóa từ lúc chuyển vào kho cho đến lúc hàng hóa đó xuất đi khỏi kho sẽ cần phải đảm bảo về chất lượng cũng như cần phải đảm bảo về số lượng hàng hóa. Trách nhiệm của thủ kho đó chính cần phải giảm thiểu tối đa hỏng hàng, mất hàng. Theo định kỳ (cụ thể là theo tuần, tháng hoặc quý tùy theo yêu cầu của cấp trên) thủ kho sẽ thực hiện kiểm kho và báo cáo lại số lượng tồn kho.
Thủ kho sẽ thuộc bộ phận kho và tùy theo loại hình hoặc quy mô của công ty thì bộ phận kho có thể thuộc phòng logistics hoặc thuộc phòng Sản Xuất, trường hợp là công ty thương mại có tồn kho hàng hóa thì bộ phận kho có thể xếp vào phòng Kinh Doanh hoặc bộ phận kho cũng sẽ có thể tách riêng không thuộc phòng nào cả.
Theo quy định, thủ kho bảo quản có chức trách và nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 22 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định chức trách, nhiệm vụ thủ kho bảo quản như sau:
- Chức trách
Thủ kho bảo quản là công chức thực thi nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của ngành dự trữ quốc gia, trực tiếp thực hiện quy trình, kỹ thuật bảo quản để giữ gìn, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; chịu trách nhiệm toàn bộ về số lượng và chất lượng hàng dự trữ quốc gia được giao quản lý.
- Nhiệm vụ
+ Thực hiện công tác chuẩn bị kho và các dụng cụ, phương tiện cần thiết trước khi đưa hàng vào dự trữ theo quy định;
+ Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra ban đầu khi giao nhận hàng nhập, xuất kho theo đúng tiêu chuẩn chất lượng; đúng số lượng theo phiếu nhập, xuất và các trình tự, thủ tục quy định;
+ Thực hiện bảo quản thường xuyên, định kỳ theo đúng quy trình kỹ thuật bảo quản. Trong quá trình bảo quản hàng hóa, nếu có sự cố bất thường hoặc phát hiện những hiện tượng phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa phải chủ động xử lý, đồng thời báo cáo lãnh đạo để có biện pháp giải quyết kịp thời;
+ Lập hồ sơ chứng từ ban đầu, cập nhật nhật ký theo dõi hàng hóa cho từng kho hoặc ngăn kho hàng;
+ Quản lý theo dõi về toàn bộ hàng hóa dự trữ, các tài sản, trang thiết bị được đơn vị giao cho trực tiếp quản lý.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của thủ kho bảo quản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Nắm được những vấn đề cơ bản của pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến công tác dự trữ quốc gia, chương trình cải cách hành chính, chiến lược phát triển của ngành dự trữ quốc gia;
- Nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp trong công tác giữ gìn, bảo quản hàng dự trữ quốc gia; nhận biết, kiểm tra và xác định được chủng loại hàng nhập, xuất về tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng theo đúng trình tự, thủ tục quy định;
- Nắm vững và có kỹ năng sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật, thiết bị đo lường phục vụ cho quá trình giao, nhận, bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
- Có năng lực lập hồ sơ, ghi chép sổ sách rõ ràng, mạch lạc đối với việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đào tạo của thủ kho bảo quản quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, đào tạo như sau: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
So với quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định tiêu chuẩn trình độ đào tạo, chuyên môn như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch thủ kho bảo quản;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Mời bạn xem thêm:
- Các khoản thu trong cân đối ngân sách nhà nước là gì?
- Nhà mới mua chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có được cho thuê không?
- Bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ kho bảo quản có chức trách và nhiệm vụ như thế nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, giá hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Các thủ kho có quyền được làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Các thủ kho có quyền được làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Tỷ lệ giao hàng đúng thời gian
Tỷ lệ giao hàng đúng chất lượng, số lượng
Chính xác invoice
Tỷ lệ hư hỏng hàng hóa trong kho
Số báo cáo định kỳ
Chỉ số hiệu quả hoạt động bảo trì
Căn cứ khoản 5 Điều 22 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thủ kho bảo quản thì ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này phải đang giữ ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ và có thời gian giữ ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ hoặc tương đương tối thiểu là 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.