Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 23/2017/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Trương Quang Nghĩa | |
Ngày ban hành: | 28/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2017 | |
Ngày công báo: | 03/09/2017 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 | |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính của thông tư 23/2017/TT-BGTVT
Chương I quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định chức danh; nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. Và đối tượng áp dụng của thông tư này là thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài chỉ áp dụng khi có những quy định cụ thể trong Thông tư này.
Chương II của thông tư quy định chức danh và nhiệm vụ theo chức danh cụ thể:
Điều 3. Chức danh thuyền viên
Điều 4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng
Điều 5. Nhiệm vụ của đại phó
Điều 6. Nhiệm vụ của máy trưởng
Điều 7. Nhiệm vụ của máy hai
Điều 8. Nhiệm vụ của phó hai
Điều 9. Nhiệm vụ của phó ba
Điều 10. Nhiệm vụ của máy ba
Điều 11. Nhiệm vụ của máy tư
Điều 12. Nhiệm vụ của thuyền phó hành khách
Điều 13. Nhiệm vụ của sỹ quan thông tin vô tuyến
Điều 14. Nhiệm vụ của sỹ quan kỹ thuật điện
Điều 15. Nhiệm vụ của sỹ quan an ninh tàu biển
Điều 16. Nhiệm vụ của sỹ quan máy lạnh
Điều 17. Nhiệm vụ của thủy thủ trưởng
Điều 18. Nhiệm vụ của thủy thủ phó
Điều 19. Nhiệm vụ của thủy thủ
Điều 20. Nhiệm vụ của thợ máy chính
Điều 21. Nhiệm vụ của thợ máy
Điều 22. Nhiệm vụ của thợ kỹ thuật điện
Điều 23. Nhiệm vụ của nhân viên thông tin vô tuyến
Điều 24. Nhiệm vụ của quản trị
Điều 25. Nhiệm vụ của bác sỹ hoặc nhân viên y tế
Điều 26. Nhiệm vụ của bếp trưởng
Điều 27. Nhiệm vụ của cấp dưỡng
Điều 28. Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ
Điều 29. Nhiệm vụ của thợ máy lạnh
Điều 30. Nhiệm vụ của thợ bơm
Xem trước nội dung và tải xuống thông tư 23/2017/TT-BGTVT
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn nội dung của Thông tư 23/2017/TT-BGTVT. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Mỗi thuyền viên chỉ được cấp một Sổ thuyền viên. Thuyền viên có trách nhiệm giữ gìn; bảo quản Sổ thuyền viên; không được tẩy, xóa, sửa chữa những nội dung trong Sổ thuyền viên, không được cho người khác sử dụng; sử dụng trái với các quy định của pháp luật, trường hợp bị mất Sổ thuyền viên cần báo ngay bằng văn bản cho một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên và làm thủ tục cấp lại.
Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển Việt Nam; tàu biển nước ngoài phải đăng ký với cơ quan đăng ký thuyền viên và được cấp Sổ thuyền viên.
Cơ quan đăng ký thuyền viên bao gồm Cục Hàng hải Việt Nam; Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Hải Phòng;…..
Cơ quan đăng ký thuyền viên có trách nhiệm:
– Lập và quản lý Sổ đăng ký thuyền viên;
– Thực hiện việc đăng ký thuyền viên vào Sổ đăng ký thuyền viên;
– Cấp Sổ thuyền viên cho thuyền viên;
– Kiểm tra việc quản lý và sử dụng Sổ thuyền viên.
Tín hiệu báo động phải được phát ra bằng chuông điện; hệ thống trên tàu. Hồi chuông ngắn điện kéo dài từ 01 đến 02 giây; hồi chuông dài là hồi chuông điện kéo dài từ 04 đến 06 giây:
– Báo động chung gồm bảy hồi chuông ngắn và một hồi chuông dài lặp lại vài lần (……. );
– Lệnh báo yên bằng một hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây ( ).
Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời và nơi xảy ra sự cố. Nếu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh của tàu bị hỏng; có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.