Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định về phí thi hành án dân sự

28/06/2021
Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định về phí thi hành án dân sự
1080
Views

Thông tư 216/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự do bộ trưởng bộ tài chính ban hành.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:216/2016/TT-BTCLoại văn bản:Thông tư
Nơi ban hành:Bộ Tài chínhNgười ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:10/11/2016Ngày hiệu lực:01/01/2017
Ngày công báo:30/12/2016Số công báo:Từ số 1279 đến số 1280
Tình trạng:Còn hiệu lực

Thông tư 216/2016/BTC quy định phí thi hành án dân sự áp dụng với người nộp phí, tổ chức thu phí thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Tóm tắt văn bản

Mức thu phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư 216 năm 2016, cụ thể:

  • Mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận nếu giá trị thực nhận từ trên hai lần lương cơ sở đến 5 tỷ đồng;
  • Phí thi hành án dân sự theo Thông tư số 216 của Bộ Tài chính là 150 triệu đồng + 2% giá trị thực nhận vượt quá 5 tỷ đồng (nếu giá trị thực nhận từ trên 5 tỷ đến 7 tỷ đồng).
  • Phí thi hành án dân sự theo Thông tư 216/2016 là 190 triệu đồng + 1% giá trị thực nhận vượt quá 7 tỷ đồng ( nếu giá trị thực nhận từ trên 7 tỷ đến 10 tỷ đồng);
  • Phí thi hành án dân sự tại Thông tư 216/2016/BTC quy định là 220 triệu đồng + 0,5% giá trị thực nhận vượt quá 10 tỷ đồng (nếu giá trị thực nhận từ trên 10 tỷ đến 15 tỷ đồng);
  • Mức thu phí thi hành án là 245 triệu đồng + 0,01% giá trị thực nhận vượt quá 15 tỷ đồng (nếu giá trị thực nhận trên 15 tỷ đồng).

Thu, nộp phí thi hành án dân sự

Cũng theo quy định tại Thông tư số 216 năm 2016, thủ trưởng tổ chức thu phí thi hành án dân sự ra quyết định thu phí thi hành án dân sự.

Trường hợp người được thi hành án nhận tiền, tài sản nhiều lần, giá trị mỗi lần nhận được không quá hai lần mức lương cơ sở nhưng tổng giá trị nhận được lớn hơn hai lần lương cơ sở thì vẫn chịu phí thi hành án dân sự.

Ngoài ra, trường hợp Tòa án không tuyên giá trị tài sản hoặc có tuyên nhưng đến thời điểm thu phí thi hành án giá thay đổi quá 20% so với giá thị trường thì phải định giá tài sản để xác định phí thi hành án.

Trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án không phải nộp phí thi hành án trong một số trường hợp quy định tại Thông tư 216, đơn cử:

  • Tiền cấp dưỡng, tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường do thiệt hại tính mạng, sức khỏe, bị sa thải;
  • Khoản kinh phí của chương trình xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ, không vì mục đích lợi nhuận;
  • Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời gian tự nguyện thi hành.
  • Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trường hợp chủ động thi hành án.

Thông tư 216/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự có hiệu lực từ 01/01/2017 và thay thế Thông tư 144/2010/TTLT-BTC-BTP.

Xem trước và tải xuống văn bản

Mời bạn xem thêm bài viết

“Trên đây là Thông tư 216/2016/TT-BTC“

Luật sư 247 là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Câu hoỉ thường gặp

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 216/2016/TT-BTC?

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.

Đối tượng áp dụng?

Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí thi hành án dân sự và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời