Thông tư 01/2020/TT-BTP

05/08/2021
Thông tư 01/2020/TT-BTP
532
Views

Thông tư 01/2020/TT-BTP được Bộ tư pháp ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Thuộc tính văn bản

Số ký hiệu01/2020/TT-BTPNgày ban hành03/03/2020
Loại văn bản:Thông tưNgày có hiệu lực:20/04/2020
Số công báo:Từ số 287 đến số 288Ngày đăng công báo:19/03/2020
Ngành:Tư phápLĩnh vực:Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Cơ quan ban hành:Bộ Tư phápNgười ký:Lê Thành Long
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung chính của Thông tư 01/2020/TT-BTP

Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.

Giải quyết yêu cầu chứng thực:

  • Đối với những việc chứng thực tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan thực hiện chứng thực không thể giải quyết và trả kết quả ngay trong ngày hoặc phải kéo dài thời hạn giải quyết theo quy định tại các điều 21, 33 và 37 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi là Nghị định số 23/2015/NĐ-CP), thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
  • Khi tiếp nhận, giải quyết yêu cầu chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ và người thực hiện chứng thực không được đặt thêm thủ tục, không được gây phiền hà, yêu cầu nộp thêm giấy tờ trái quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này.

Ban hành và sử dụng mẫu lời chứng chứng thực:

Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu lời chứng chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản, từ chối nhận di sản của từ hai người trở lên cùng khai nhận di sản, từ chối nhận di sản.

Xem trước nội dung và tải xuống Thông tư 01/2020/TT-BTP

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Thông tư 01/2020/TT-BTP  . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

 Chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài

Khi chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người tiếp nhận hồ sơ, người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì đề nghị người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản. Bản dịch ra tiếng Việt không phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, nhưng người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực?

Khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính; người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính để đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản chính được sử dụng để chứng thực bản sao. Bản chính phải bảo đảm về nội dung và hình thức mà cơ quan nhà nước đã ban hành hoặc xác nhận.
Đối với hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trong quá trình thực hiện; nếu có phát sinh mâu thuẫn; tranh chấp; khiếu kiện; khiếu nại thì người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Cách thức chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản

Lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ; văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ; văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
Trường hợp giấy tờ; văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Trả lời