Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?

24/07/2022
Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?
290
Views

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Chính vì vậy, khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm, cá nhân hoàn toàn có quyền khiếu nại, kể cả trong việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam là bao lâu và ai có quyền khiếu nại cũng như thẩm quyền giải quyết thì nhiều người còn chưa nắm rõ vấn đề này. Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết: Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022? Mời bạn đọc theo dõi!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khiếu nại là gì?

Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích như sau:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khiếu nại được xem là quyền cơ bản của công dân, cá nhân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thế nào là quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam?

Tạm giữ được hiểu là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thủ, đầu thủ hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã để cách ly họ với xã hội trong thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm.

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do những người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù trên 2 năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Như vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để người bị buộc tội có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tó tụng của cơ quan áp dụng. Việc tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lý, giám sát bị can được chặt chẽ.

Chủ thể nào có quyền khiếu nại trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam?

Về chủ thể khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: pháp luật quy định về chủ thể khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm: người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì những chủ thể này có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

Có thể bạn quan tâm:

Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?

Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?
Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?

Về thời hiệu khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: bao gồm có khiếu nại lần đầu và khiếu nại lần tiếp theo. Đối với khiếu nại lần đầu thì thời hiện khiếu nại thì thời hiệu là bao mươi  ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật. Đối với khiếu nại lần tiếp theo thì thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.

* Lưu ý: thời hiệu khiếu nại trong quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam sẽ không được tính đối với trường trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam: pháp luật quy định những chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình theo quy định của pháp luật,
  • Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nhận được đơn khiếu theo quy định của pháp luật thì phải chuyển khiếu nại của người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho Viện kiểm sát nhân dân trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được khiếu nại.

Các trường hợp khiếu nại không được giải quyết

Tại Điều 45 Luật thi hành án tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về những trường hợp khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết, theo đó đối với những trường hợp sau thì sẽ khiếu nại về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam không được thụ lý giải quyết như sau:

  • Trường hợp 1: Trường hợp khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đối với những quyết định, hành vi.
  • Trường hợp 2: Trường hợp người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp người khiếu nại là người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
  • Trường hợp 3: Trường hợp trong người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình
  • Trường hợp 4: Trường hợp thời hiệu khiếu nại đã hết.
  • Trường hợp 5: Trường hợp việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Thời hiệu khiếu nại việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2022?“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến phí dịch vụ công chứng tại nhà, giải thể công ty, thành lập công ty, thủ tục tặng cho nhà đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Có các hình thức khiếu nại nào?

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

Quy trình, thủ tục khiếu nại thực hiện ra sao?

Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại
Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại
Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định.

Người khiếu nại có nghĩa vụ gì?

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
+ Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.