Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội là bao lâu?

19/12/2022
Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội
303
Views

Nhà ở xã hội là nhà ở phù hợp với những người có thu nhập thấp. Để được thuê mua loại nhà ở này, người dân cần đáp ứng các điều kiện theo luật định. Sau khi hết thời hạn thuê mua nhà ở xã hội, người dân có quyền quyết định mua hoặc không căn nhà đó tùy theo nhu cầu của mình. Vậy theo quy định, Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội là bao lâu? Đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội? Giá thuê mua nhà ở xã hội được xác định như thế nào? Sau đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan trong bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Thuê mua nhà ở xã hội là gì?

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Cũng theo Luật này, thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở thuê mua, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50% giá trị nhà ở thuê mua; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuê mua nhà ở xã hội là việc người thuê mua nhà ở xã hội thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% đến 50% giá trị của nhà ở thuê mua; 80-50% còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên chủ đầu tư trong một thời hạn nhất định.

Sau khi hết hạn thuê mua nhà ở xã hội và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở xã hội đó.

Đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội?

Căn cứ theo quy định Điều 51 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

Nhóm đối tượng 1: 

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối với trường hợp này, đối tượng phải đáp ứng đủ các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập theo các quy định sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
  • Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.
  • Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Thuộc các đối tượng không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định Luật Nhà ở.
Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội
Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội

Nhóm đối tượng 2:

Chủ thể phải đáp ứng điều kiện theo quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà ở có thẩm quyền.

Chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

Nhóm đối tượng 3:

Chủ thể là người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

  • Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;
  • Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội là bao lâu?

Khoản 2 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê nhà ở xã hội như sau:

Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

Sau khi hết hạn thuê mua nhà ở xã hội và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở xã hội đó.

Hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội có bản chất là sự kết hợp giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mua bán. Có thể thấy đây là một loại hợp đồng thuê nhưng bị ràng buộc bởi những điều kiện về quyền sở hữu của tài sản sau khi hết thời hạn thuê.

Nếu hết thời hạn thuê mà người thuê quyết định mua thì hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm người thuê quyết định mua. Cho đến thời điểm hợp đồng mua bán được giao kết, quyền sở hữu đối với tài sản vẫn thuộc về người cho thuê; rủi ro về tài sản vẫn do người cho thuê chịu.

Giá thuê mua nhà ở xã hội được xác định như thế nào?

Việc xác định giá thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:

  • Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở vào giá bán nhà ở xã hội.
  • Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở vào giá thuê mua nhà ở xã hội.

Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giá trị nhà ở và nộp phần còn lại theo định kỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn giao nhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bên cho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua.

  • Giá cho thuê nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ chi phí bảo trì; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 Luật Nhà ở vào giá thuê nhà ở xã hội; thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 15 năm, kể từ ngày ký hợp đồng.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan chức năng trực thuộc thực hiện thẩm định giá bán, thuê mua, thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trên phạm vi địa bàn theo trình tự quy định tại Điều 21a Nghị định này.
  • Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua thì hộ gia đình, cá nhân tự xác định giá nhưng không được cao hơn khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với khách hàng thì hộ gia đình, cá nhân phải gửi bảng giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua đến Sở Xây dựng địa phương để theo dõi.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tham khảo phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua do Bộ Xây dựng hướng dẫn và mặt bằng giá thị trường tại địa phương để xây dựng khung giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để ban hành theo thẩm quyền đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

  • Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng, tối thiểu không thấp hơn 01 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà.

Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận khoản tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại khoản này nhưng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở cho thuê. Trong trường hợp bên thuê nộp khoản tiền đặt cọc theo quy định tại khoản này thì được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.

Trường hợp người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng quy định tại các khoản 1, 3, 9 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở thì không bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội.

  • Người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Chương III của Nghị định này.

Trình tự thủ tục thuê mua nhà ở xã hội

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo mẫu số 1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 16 tháng 8 năm 2021.
  • Các giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội.
  • Chứng minh thư nhân dân.
  • Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Ngoài ra nếu có các loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.

Trình tự thủ tục

Đối với dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước :

  1. Sau khi khởi công, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội cung cấp các thông tin liên quan đến dự án công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án.
  2. Chủ đầu tư đăng tải ít nhất một lần tại báo (cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương), công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của mình.
  3. Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua cho Sở Xây dựng biết.
  4. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
  5. Chủ đầu tư xem xét từng hồ sơ đăng ký và lập danh sách đối tượng được mua thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
  6. Chủ đầu tư dự án gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng địa phương.
  7. Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.

Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng:

  1. Hộ gia đình, cá nhân đầu tư nhà ở xã hội báo cáo bằng văn bản về địa điểm xây dựng, tiến độ thực hiện, quy mô, số lượng căn hộ với UBND cấp xã nơi xây dựng nhà ở để công bố công khai tại trụ sở của xã, phường.
  2. Người có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
  3. Hộ gia đình, cá nhân đầu tư gửi UBND cấp xã để xem xét, xác nhận Danh sách đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội.
  4. UBND cấp xã sao hồ sơ đăng ký và danh sách đối tượng trên gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, loại trừ trường hợp đối tượng được hỗ trợ nhiều lần.

Cơ sở pháp lý: Điều 134 của Luật Nhà ở 2014 và Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thời hạn thuê mua nhà ở xã hội” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất ao sang đất sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi mua nhà ở xã hội bao lâu sẽ được bán?

Theo quy định, sau thời hạn 05 năm kể từ khi đóng đủ tiền mua và được cấp Giấy chứng nhận, chủ sở hữu nhà ở xã hội sẽ được bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường hoặc cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

Mua bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, nếu mua bán nhà ở xã hội không đúng quy định, khi chưa đủ thời hạn cho phép thì:
– Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội không có giá trị pháp lý.
– Bên mua phải bàn giao lại nhà ở xã hội đó cho đơn vị quản lý. Nếu không thực hiện bàn giao thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở.

Người thu nhập thấp, hộ nghèo muốn mua nhà ở xã hội cần có giấy tờ gì chứng minh đủ điều kiện mua bán?

Theo quy định, người thu nhập thấp, hộ nghèo muốn mua nhà ở xã hội cần có xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở, đất ở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên nếu có thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.