Trong tất cả cả lĩnh vực nói chung và trong lao động nói riêng, việc xảy ra tranh chấp là điều đương nhiên và hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Tùy vào tính chất, mức độ phức tạp của từng loại tranh chấp mà khi đó người sử dụng lao động và người lao động sẽ có những thỏa thuận, thương lượng, giải quyết khác nhau nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Vậy tranh chấp lao động là gì? Khi nào thì cần giải quyết tranh chấp lao động? Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động hiện nay là bao lâu?
Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247. Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Lao động là gì?
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. …
Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người.
Tranh chấp lao động là gì?
Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 nêu rõ:
” Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động không chỉ là tranh chấp về sự lao động, về sự làm việc, tức là xung đột về hành vi liên quan đến hoạt động, chức năng của Người lao động. Tranh chấp lao động là loại tranh chấp về các vấn đề liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên. Không chỉ vậy, tranh chấp lao động còn bao gồm các xung đột liên quan đến việc làm, học nghề, quạn hệ đại diện lao đông,…tức là những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp cá nhân: Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân
Tranh chấp tập thể về quyền: Hòa giải viên lao động; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân
Tranh chấp tập thể về lợi ích: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động
Các hình thức giải quyết tranh chấp lao động
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 04 hình thức giải quyết tranh chấp lao động, cụ thể:
– Hòa giải cơ sở;
– Giải quyết của Chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện;
– Giải quyết của Hội động trọng tài lao động;
– Giải quyết của tòa án.
Thời gian giải quyết tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên
Đây cũng là phương thức giải quyết bắt buộc trước khi yêu cầu cơ quan, tổ chức khác giải quyết, trừ 05 loại tranh chấp:
– Về xử lý kỷ luật sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải
Xem thêm:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Phía Tòa án
– Tòa án nhận đơn:
+ Nộp đơn trực tiếp, trực tuyến: Cấp/thông báo xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Nộp đơn qua dịch vụ bưu chính: Gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn.
– Tòa án xử lý đơn:
+ Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
+ Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét ra một trong các quyết định: yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thủ tục thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn; chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện.
– Tòa án thụ lý vụ án:
+ Trong 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức có liên quan được thông báo về việc Tòa đã thụ lý vụ án.
– Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết:
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Phía đương sự
– Đương sự gửi ý kiến đối với yêu cầu của nguyên đơn:
Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Tiến hành xét xử
– Chuẩn bị xét xử vụ án:
Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý. Trường hợp vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì gia hạn không quá 01 tháng.
– Xét xử sơ thẩm vụ án:
Trong 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
– Giao, gửi bản án:
Trong 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
– Bản án có hiệu lực:
Bản án và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
Giải quyết tranh chấp thông qua Chủ tịch UBND cấp huyện
Phương thức này chỉ áp dụng đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền khi đã hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên không tiến hành hòa giải; hoà giải không thành; hoặc một trong 02 bên không thực hiện.
Trong 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể; Chủ tịch UBND cấp huyện xác định loại tranh chấp về quyền hoặc về lợi ích.
Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch UBND cấp huyện tiến hành giải quyết (theo Điều 205 Bộ luật Lao động 2012).
Trường hợp đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện thì tối đa 12 ngày tranh chấp lao động sẽ được giải quyết.
Giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài
Tương tự, phương thức giải quyết tranh chấp này cũng chỉ áp dụng với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sau khi đã tiến hành hòa giải nhưng không thành; hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện; hoặc hết thời hạn hòa giải và đã được Chủ tịch UBND cấp huyện phân loại tranh chấp.
Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyếy; Hội đồng trọng tài lao động kết thúc việc hòa giải (theo Điều 206 Bộ luật Lao động).
Trường hợp này, nếu Hội đồng trọng tài hòa giải thành thì nhiều nhất 14 ngày tranh chấp lao động được giải quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động hiện nay“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay
Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài
Câu hỏi liên quan
Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt đời sống, kinh tế, xã hội; tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và toàn xã hội; là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuộc sống của con người; đóng góp vào lịch sử phát triển xã hội loài người. Bên cạnh đó lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất
– Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định;
– Bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, lợi ích chung của xã hội và không trái luật khi thực hiện hoà giải, trọng tài;
– Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật;
– Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết;
– Việc giải quyết tranh chấp trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội;
– Chỉ tiến hành giải quyết tranh chấp khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do bên còn lại từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện
Bất cứ quyền lợi và nghĩa vụ nào trong suốt quá trình làm việc đều có thể xảy ra tranh chấp như điều kiện, địa điểm làm việc, tiền lương, bảo hộ lao động, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ…