Thời hạn đăng kiểm xe oto là thông tin cần được cập nhật liên tục; nhằm tránh xảy ra sự cố pháp lý sau này. Vậy mới đây; luật đã quy định mới về thời hạn đăng kiểm oto như thế nào? Dưới đây là toàn bộ thông tin về vấn đề trên của Luật sư 247!
Câu hỏi:
Sắp tới sẽ áp dụng quy định mới về thời hạn đăng kiểm của xe ôtô, tôi muốn hỏi quy định cụ thể sẽ thế nào?
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới văn phòng luật sư; qua quá trình cập nhật và tìm hiểu; chúng tôi xin được đưa ra nội dung trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 16/2021/Tt-BGTVT
Đăng kiểm xe oto là gì?
Đăng kiểm xe oto là công việc kiểm tra, kiểm định phương tiện xe ô tô; để quản lý tình trạng xe cơ giới có đảm bảo an toàn vận hành; cũng như phát hiện và khắc phục một số lỗi từ nhà sản xuất chưa đúng yêu cầu. Giúp cơ quan chức năng quản lý một số loại phí; và hỗ trợ trong việc giám sát xe vi phạm giao thông và xe kinh doanh.
Việc đăng kiểm xe oto gồm những bước nào?
Dưới đây là tuần tự đăng kiểm thực tiễn tại các trung tâm đăng kiểm:
Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.
Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.
Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.
Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.
Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.
Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.
Bước 10. Bảo dưỡng xe.
Chu kỳ kiểm định với oto
Căn cứ khoản 2 Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 1/10/2021); chu kỳ kiểm định với ôtô như sau:
– Ôtô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải:
- Sản xuất đến 7 năm thì chu kỳ đầu 30 tháng, chu kỳ định kỳ 18 tháng;
- Sản xuất trên 7 năm đến 12 năm thì chu kỳ định kỳ 12 tháng;
- Sản xuất trên 12 năm có chu kỳ định kỳ 6 tháng.
– Ôtô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải:
- Sản xuất đến 5 năm thì chu kỳ đầu 24 tháng, chu kỳ định kỳ 12 tháng (theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT đang áp dụng, chu kỳ đầu chỉ 18 tháng, chu kỳ định kỳ 6 tháng);
- Sản xuất trên 5 năm thì chu kỳ định kỳ 6 tháng;
- Có cải tạo thì chu kỳ đầu 12 tháng, chu kỳ định kỳ 6 tháng.
– Ôtô chở người các loại trên 9 chỗ:
- Không cải tạo thì chu kỳ đầu 18 tháng, chu kỳ định kỳ 6 tháng;
- Có cải tạo thì chu kỳ đầu 12 tháng, chu kỳ định kỳ 6 tháng.
– Ôtô tải các loại, ôtô chuyên dùng, ôtô đầu kéo đã sản xuất đến 7 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm thì chu kỳ đầu 24 tháng, chu kỳ định kỳ 12 tháng.
– Ôtô tải các loại, ôtô chuyên dùng, ôtô đầu kéo đã sản xuất trên 7 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm thì chu kỳ định kỳ là 6 tháng.
– Ôtô tải các loại, ôtô chuyên dùng, ôtô đầu kéo, rơmoóc, sơmi rơmoóc có cải tạo thì chu kỳ đầu 12 tháng, chu kỳ định kỳ 6 tháng.
– Ôtô chở người các loại trên 9 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ôtô chở người trên 9 chỗ đã cải tạo thành ôtô chở người đến 9 chỗ); ôtô tải các loại, ôtô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ôtô tải, ôtô đầu kéo đã cải tạo thành ôtô chuyên dùng); ôtô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ôtô chở người sản xuất từ 15 năm trở lên thì chu kỳ định kỳ 3 tháng.
Chu kỳ đầu chỉ áp dụng với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 2 năm, tính từ năm sản xuất; số chỗ trên ôtô chở người bao gồm cả người lái.
Mức phạt đối với xe chưa đăng kiểm là bao nhiêu?
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
b) Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số);
c) Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Câu hỏi thường gặp
Đăng kiểm xe oto là công việc kiểm tra, kiểm định phương tiện xe ô tô; để quản lý tình trạng xe cơ giới có đảm bảo an toàn vận hành; cũng như phát hiện và khắc phục một số lỗi từ nhà sản xuất chưa đúng yêu cầu. Giúp cơ quan chức năng quản lý một số loại phí; và hỗ trợ trong việc giám sát xe vi phạm giao thông và xe kinh doanh.
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
b) Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số);
c) Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Ôtô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có chu kỳ kiểm định như sau:
Sản xuất đến 7 năm thì chu kỳ đầu 30 tháng, chu kỳ định kỳ 18 tháng;
Sản xuất trên 7 năm đến 12 năm thì chu kỳ định kỳ 12 tháng;
Sản xuất trên 12 năm có chu kỳ định kỳ 6 tháng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833.102.102
Xem thêm: Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?