Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau

19/11/2021
Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau
842
Views

Không ai có thể khỏe mãi, chắc chắn sẽ có lúc ốm đau, bệnh tật. Đối với người lao động khi nghỉ việc vì đau ốm thì cần có giấy xin nghỉ ốm và Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội là một giấy tờ bắt buộc phải có để hưởng chế độ ốm đau. Vậy Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau là bao nhiêu ngày? Có cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục kèm theo giấy xin nghỉ ốm hưởng chế độ BHXH không? Mời bạn cùng tham khảo qua bài viêt sau của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Nội dung tư vấn

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?

* BHXH bắt buộc:

– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định gồm:

+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.

+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định gồm:

+ Mức lương.

+ Phụ cấp lương.

+ Các khoản bổ sung khác theo quy định.

Trong đó, mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng

Căn cứ: Điều 89 Luật BHXH năm 2014.

* BHXH tự nguyện:

Người lao động được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH nhưng có giới hạn mức thấp nhất và cao nhất như sau:

– Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.

– Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.

Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau

Căn cứ Điều 26 Luật BHXH năm 2014, người lao động bị ốm đau được nghỉ hưởng chế độ trong thời gian như sau:

– Làm việc trong điều kiện bình thường:

+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 30 ngày/năm.

+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 40 ngày/năm.

+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 60 ngày/năm.

– Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Tối đa 40 ngày/năm.

+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 – dưới 30 năm: Tối đa 50 ngày/năm.

+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm: Tối đa 70 ngày/năm.

– Trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày:

+ Tối đa 180 ngày.

+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ thêm tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Thời gian tối đa được nghỉ hưởng chế độ BHXH khi ốm đau“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Thủ tục truy lĩnh lương hưu hàng tháng

Đặt chốt cửa trong phòng vũ trường sẽ bị xử phạt hành chính

Câu hỏi liên quan

Bảo hiểm xã hội bắt uộc đóng theo phương thức nào?

Việc đóng BHXH của người lao động sẽ được thực hiện thông qua người sử dụng lao động. Theo Điều 86 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng sẽ đóng bảo hiểm theo các phương thức sau:
– Đóng hằng tháng.
– Trả lương theo sản phẩm hoặc khoản: Đóng hằng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần.

Sổ bảo hiểm xã hội, công ty hay người lao động được giữ?

Theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động; chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu công ty cố tình không trả Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; thì đây là hành vi vi phạm pháp luật; ảnh hướng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động

Chức năng của bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Để lại một bình luận