Theo quy định pháp luật, người lao động và người sử dụng lao động khi làm việc thì phải ký hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động quy định cụ thể địa điểm, chức vụ, lương, nguyên tắc làm việc, thời hạn hợp đồng cũng như số ngày nghỉ phép năm, ngày nghỉ được hưởng nguyên lương. Do đó, khi người lao động nghỉ làm việc không thuộc các trường hợp trên thì không được hưởng lương. Vậy thời gian nghỉ không lương tối đa của công chức là bao lâu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Thời gian nghỉ không lương tối đa của công chức là bao lâu?
Hiện nay, pháp luật về lao động có quy định cụ thể số ngày được nghỉ mà vẫn được hưởng nguyên lương đối với người lao động. Ngoài những ngày này thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương khi nghỉ phép năm. Dưới đây là quy định pháp luật về những ngày được nghỉ vẫn được hưởng lương và nghỉ không được hưởng lương.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ công chức, công chức có quyền được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật lao động.
Theo đó, tại Điều 116 Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng nguyên lương trong 03 trường hợp:
- Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;
- Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;
- Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng chết; Vợ hoặc chồng chết; Con chết: Nghỉ 03 ngày.
Đồng thời, người lao động còn được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh chị em ruột kết hôn.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Hiện nay, pháp luật không quy định thời gian nghỉ không lương tối đa. Do đó, thời gian nghỉ không lương của người lao động phụ thuộc sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu không có quy định riêng của từng ngành, nghề, công chức sẽ được nghỉ không lương tối thiểu là 01 ngày theo quy định của Bộ luật Lao động như trên. Ngoài ra, công chức có thể thỏa thuận với cấp trên trực tiếp quản lý mình để xin nghỉ không lương với thời gian nhiều hơn.
Nghỉ không lương có được tính nâng bậc lương?
Nghỉ không lương có được tính nâng bậc lương không là câu hỏi được nhiều công chức quan tâm. Theo đó, công chức được hưởng chế độ xét nâng bậc lương thường xuyên hoặc trước hạn. Mỗi chế độ đều có điều kiện xét tăng lương cụ thể. Dưới đây là quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này.
Công chức được hưởng hai chế độ xét nâng bậc lương: Thường xuyên và trước hạn. Trong đó, điều kiện để được hưởng các chế độ này là:
- Nâng bậc lương thường xuyên: Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, có đủ thời gian giữ bậc trong ngạch, được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên, không vi phạm kỷ luật để bị khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức;
- Nâng bậc lương trước hạn: Có các điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên, lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản.
Trong đó, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV nêu rõ, thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong và ngoài nước vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ và các loại thời gian không làm việc khác ngoài thời gian nghỉ làm việc hưởng nguyên lương, hưởng chế độ thai sản, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Như vậy, khi nghỉ không lương, công chức sẽ không được xét thời gian đó khi tính nâng bậc lương. Do vậy, chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết và được sự đồng ý của lãnh đạo quản lý trực tiếp thì công chức hãy làm đơn xin nghỉ không lương.
Không cho người lao động xin nghỉ không hưởng lương thì có bị phạt không?
Theo quy định pháp luật, người lao động có thể nghỉ hưởng nguyên lương, nghỉ không hưởng lương. Để được nghỉ không hưởng lương hay nghỉ hưởng nguyên lương thì người lao động phải làm đơn xin nghỉ và nộp cho người có thẩm quyền.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Phạt tiền từ 02-05 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
- Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.”
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu không cho NLĐ nghỉ không lương theo quy định pháp luật thì NSDLĐ có thể bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng (nếu NSDLĐ là tổ chức thì bị phạt từ 4 – 10 triệu đồng).
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Thời gian nghỉ không lương tối đa của công chức là bao lâu? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thành lập công ty con. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2024
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Các hình thức xử lý kỷ luật đối với đối tượng là công chức hiện đang được áp dụng theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP.
Theo đó, mức kỷ luật trong trường hợp công chức tự ý nghỉ làm, bỏ việc như sau:
– Bị khiển trách: Nếu tự ý nghỉ việc mà tổng số ngày nghỉ từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng.
– Bị cảnh cáo: Nếu tự ý nghỉ việc mà tổng số ngày nghỉ từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng.
– Bị buộc thôi việc: Nếu tự ý nghỉ việc mà tổng số ngày nghỉ từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp.
Hiện nay, bị buộc thôi việc cũng là mức kỷ luật cao nhất đối với công chức. Mức xử lý này cũng được áp dụng đối với công chức bị phạt tù mà không được hưởng án treo; nghiện ma túy; sử dụng bằng giả để được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước.
Hiện nay, không có quy định chung về giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị hành chính do đó sẽ không có số giờ tối đa và số giờ tối thiểu làm việc.
Tuy nhiên thông thường sẽ căn cứ vào quy định trong Bộ luật lao động, cụ thể tại Điều 105 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động.
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Số giờ làm thêm với cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được dựa theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể là theo Điều 107 Bộ Luật lao động 2019.
Theo đó, số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm (trừ một số trường hợp được làm thêm không quá 300 giờ năm).
Như vậy, do hiện tại không có quy định chính xác về thời gian làm việc của công chức viên chức nên sẽ dựa vào vào quy định của từng địa phương và quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó. Thông thường thì họ sẽ căn cứ theo Bộ luật lao động là tối đa 8 giờ/1 ngày và 48 giờ/ 1 tuần hoặc tối đa 10 giờ/1 ngày và tối đa 48 giờ/ 1 tuần.
Tương tự đối với thời gian làm thêm giờ, cán bộ, công chức, viên chức được bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.