Thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn?

23/11/2021
Thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn? Ly thân có phải làm đơn không? Nộp đơn ly hôn ở đâu là đúng pháp luật?
736
Views

Ly thân là việc hai vợ chồng không có quan hệ vợ chồng trong một khoảng thời gian dài (có thể sống chung hoặc sống riêng), việc hai vợ chồng sống ly thân thể hiện quan hệ hôn nhân đã rạn vỡ và có thể được xem là một trong những yếu tố để tòa án xem xét việc ly hôn. Vậy thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Định nghĩa ly thân và ly hôn

Ly thân là mô tả quan hệ vợ chồng, theo đó hai người không còn chung sống, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly dị.

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:

14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, ly thân là việc các bạn không còn ăn, ngủ chung và không còn muốn tiếp tục đời sống hôn nhân vợ chồng, còn ly hôn cũng là việc các bạn không ăn ngủ chung nữa.. nhưng đã có quyết định của Tòa án về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ấy.

Thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn?

Ly thân là mô tả quan hệ vợ chồng, theo đó hai người không còn chung sống, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly dị.

Mục đích việc ly thân nói chung là tạo ra một không gian riêng cho cả 2 vợ chồng khi quan hệ hôn nhân rạn nứt để bình tĩnh suy nghĩ lại, cân bằng cảm xúc, nhìn lại bản thân mỗi người trong mối quan hệ chung. Để tích cực hơn là hoàn thiện quan hệ hôn nhân, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới ly hôn.

Trên cơ sở pháp lý thì pháp luật không quy định về ly thân, không cấm, không khuyến khích ly thân.

Nhiều người nghĩ ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để ly hôn. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian ly thân mà các bên vẫn không thể nào đoàn tụ được, lúc đó ly thân là cơ sở để tòa án xem xét giải quyết cho ly hôn.

Như vậy, quy định pháp luật không đặt ra bao nhiêu lâu mới có thể được ly hôn khi đang ly thân. Trong trường hợp này; chỉ cần chứng minh đời sống vợ chồng mình đang lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì cơ quan nhà nước đã thực hiện thủ tục ly hôn cho hai vợ chồng.

Pháp luật không quy định về ly thân cũng không quy định thời gian ly thân bao lâu để dẫn tới ly hôn. Đây là hai khái niệm khác nhau và không phải là hệ quả của nhau trên cơ sở pháp lý. Trong thời gian ly thân hoặc bất cứ thời gian nào nếu một trong hai bên có yêu cầu chứng minh đời sống của hai vợ chồng đang lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục ly hôn.

Do pháp luật không đặt ra quy định về thời gian ly thân bao lâu được ly hôn nên đây không phải là điều kiện để ly hôn. Trong trường hợp muốn ly hôn thì phải có các căn cứ sau:

– Người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– Hành vi bạo lực gia đình ở đây được có thể là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi khác cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng. Hoặc người chồng hoặc vợ có hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; ngăn cản bạn thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình.

– Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng ở đây là việc người chồng hoặc vợ có các hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Ví dụ như vi phạm nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

– Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

– Hôn nhân được coi là tình trạng trầm trọng khi hai vợ chồng không yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; bỏ mặc không quan tâm nhau. Vợ hoặc chồng không chung thủy, ngoại tình, đã được người thân hay cơ quan, tổ chức hòa giải, nhắc nhở nhiều lần.

– Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Như vậy, nếu đã có đầy đủ các căn cứ nêu trên và không cần tính đến thời gian đã ly thân được bao lâu thì hoàn toàn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Ly thân có phải làm đơn không?

Hiện nay, vấn đề ly thân của vợ chồng vẫn chưa được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình cũng như bất kỳ văn bản pháp luật nào khác. Và Tòa án cũng không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ly thân.

Tuy nhiên, việc hai vợ chồng ly thân có thể là cơ sở cho thấy giữa vợ chồng tồn tại những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống và mục đích của hôn nhân không đạt được. Đây sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết khi vợ chồng quyết định ly hôn. Khi ly hôn, những vấn đề có liên quan như con cái, tài sản chung… sẽ được điều chỉnh theo những quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và những văn bản liên quan khác.

Nộp đơn ly hôn ở đâu là đúng theo quy định pháp luật?

Căn cứ vào Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết…

Căn cứ vào quy định này thì khi ban muốn đơn phương ly hôn sẽ nộp đơn tại nơi mà vợ (chồng) đang cư trú để Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn.

Nếu như là ly hôn thuận tình sẽ nộp đơn tại nơi cư trú chung của hai vợ chồng, nếu không có nơi cư trú chung thì sẽ tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà hai vợ chồng thỏa thuận, và thỏa thuận này phải bằng văn bản gửi kèm theo hồ sơ để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Thời gian ly thân bao lâu thì có thể tiến hành thủ tục ly hôn?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thuận tình ly hôn là gì?

Thuận tình ly hôn là cả hai vợ chồng cùng nhau có ý chí yêu cầu để thực hiện việc ly hôn. Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện; mong muốn để ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, việc trông nom con, nuôi dưỡng con, chăm sóc con và giáo dục con cái trên cơ sở làm sao để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp mà hai bên vợ chồng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm được quyền lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn cho vợ chồng.

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ; chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời