Hàng năm ở nước ta, các cấp có thẩm quyền theo quy định lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất dựa trên thực tế việc sử dụng đất. Thông qua việc lập kế hoạch, quy hoạch đánh giá chính xác nhau cầu về sử dụng đất của nhân dân, từng vùng miền để có thể điều chỉnh các chính sách phát triển và ổn định đất đai. Vậy thời gian lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện Luật đất đai 2013 như sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
+ Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
+ Định mức sử dụng đất;
+ Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Đất đai năm 2013 về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện Luật đất đai 2013 như sau:
+ Định hướng sử dụng đất 10 năm;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
+ Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy pháp luật đã có quy định cụ thể và chi tiết về các nội dung thực hiện quy hoạch sử dụng đất, theo đó khi đã có quy hoạch sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải xác định kế hoạch sử dụng đất như thế nào để hiện thực hóa quy hoạch sử dụng đất, phân chia quy hoạch sử dụng đất ra theo một thời gian nhất định và thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh đó, cần lưu ý khi lập quy hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo và bảo vệ được đất dùng để trồng lúa, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ nhằm đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cũng như đảm bảo được sinh thái tự nhiên, biến đổi khi hậu, khai thác phù hợp tài nguyên thiên nhiên hiện có, đảm bảo sự cân bằng và phát triển bền vững cho đất nước.
Kế hoạch sử dụng đất cấp Huyện
Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
+ Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
+ Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
+ Khả năng đầu tư và huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Theo các căn cứ quy định pháp luật nêu trên, đối với kế hoạch sử dụng đất cũng cần phải nhằm mục đích sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và cần phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã đưa ra và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối với cấp huyện thì cũng phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, đối với tỉnh thì phải phù hợp với quy hoạch cấp tỉnh và đối với kế hoạch của cấp trung ương thì phải phù hợp vơi quy hoạch sử dung đất của trung ương.
Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
+ Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng + Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
+ Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
+ Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
+ Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết đối với các nội dung lập kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải đáp ứng được việc bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển bền vững cũng như khả năng biến đổi khí hậu, không làm mất đi những di tích lịch sử hiện có và cần bảo tồn, những danh lam thắng cảnh đã được xác nhân cần bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, mỗi lĩnh vực cũng như các ngành cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2022
Trình tự, thủ tục quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thẩm định, phê duyệt theo các bước sau:
Bước 01: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định;
Bước 02: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;
Thời hạn: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 03: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ;
Thời hạn: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 04: Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong trường hợp cần thiết;
Thời hạn: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 05: Các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thời hạn: không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 06: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng để thẩm định quy hoạch sử dụng đất và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Thời hạn: không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý.
Bước 07: Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua. Đồng thời, Uỷ ban nhân dân cấp huyện còn gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường để trình phê duyệt.
Bước 08: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Thời hạn: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 09: Cơ quan nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan gửi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ;
Thời hạn: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ tra cứu quy hoạch đất nhanh rẻ
- Quy định về cung cấp thông tin quy hoạch như thế nào?
- Trình tự, thủ tục về xin thông tin tra cứu quy hoạch đất đai?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Thời gian lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; thủ tục chia đất khi ly hôn, giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định 37/2019/NĐ-CP nêu rõ, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
a) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ) Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
e) Định mức sử dụng đất;
g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
3. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
5. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6. Dân chủ và công khai.
7. Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
8. Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.