Vật chứng là thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trong các vụ việc dân sự, vụ án hình sự. Đây là một trong những chứng cứ có vai trò quyết định đến tính chất cũng như kết quả của vụ việc, vụ án. Do lĩnh vực pháp luật về tố tụng dân sự và tố tụng hình sự điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác nhau, các nội dung sự việc khác nhau nên các quy định đặt ra về vật chứng sẽ có nhiều điểm khác nhau. Vậy pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật về tố tụng hình sự quy định về vật chứng như thế nào? Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng trong tố tụng dân sự và tố tụng hình sự là vào thời điểm nào?
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Luật thi hành án dân sự năm 2008
- Nghị định 62/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Vật chứng là gì?
Mặc dù cả pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về tố tụng hình sự đều quy định về vật chứng. Tuy nhiên, do hai lĩnh vực pháp luật này điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau; trình tự, thủ tục và các giai đoạn tố tụng có nhiều điểm khác nhau vì vậy mà vật chứng được quy định ở mỗi lĩnh vực cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau.
Đối với quy định về vật chứng trong tố tụng dân sự:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) quy định, vật chứng là nguồn của chứng cứ. Chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
– Theo quy định tại khoản 4 Điều 95 của Bộ luật này: “Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc”.
Đối với quy định về vật chứng trong tố tụng hình sự:
– Tương tự như BLTTDS, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) cũng quy định vật chứng là nguồn của chứng cứ. Tuy nhiên, chứng cứ trong tố tụng hình sự lại được quy định là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
– Theo quy định tại Điều 89 của Bộ luật này quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng trong tố tụng dân sự
Việc xử lý vật chứng tại Cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) được thực hiện qua 03 hình thức: Xử lý vật chứng bị tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước; tiêu hủy vật chứng; trả lại cho đương sự. Cụ thể như sau:
– Xử lý vật chứng bị tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước:
+ Viện kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát xử lý vật chứng bị tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước được quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Điều 124 Luật THADS, Điều 32 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư 01/2016/TT-BTP.
+ Đối với việc xử lý vật chứng bị tuyên tịch thu, sung công quỹ nhà nước thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Cơ quan THADS phải thông báo bằng văn bản và ấn định cho cơ quan tài chính huyện có trách nhiệm tiếp nhận vật chứng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được thông báo để tiếp nhận và tiến hành giao vật chứng cho cơ quan tài chính huyện.
+ Hết thời hạn nêu trên mà không tiếp nhận vật chứng, tài sản thì cơ quan tài chính phải thanh toán các khoản chi phí cho việc bảo quản tài sản và phải chịu mọi rủi ro kể từ thời điểm chậm tiếp nhận.
+ Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản phải thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản.
– Xử lý vật chứng bằng hình thức tiêu hủy:
+ Kiểm sát việc tiêu hủy vật chứng, tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật THADS 2014; Điều 33 Nghị định 62/2015/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 01/2016/TT-BTP.
+ Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan THADS phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
– Xử lý vật chứng, tài sản trả lại cho đương sự:
+ VKS kiểm sát việc xử lý vật chứng trả lại cho đương sự được quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Điều 126 Luật THADS năm 2008.
+ Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà đương sự không đến nhận, chấp hành viên tiếp tục ra thông báo lần 02.
+ Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà đương sự vẫn không đến nhận số tiền đã được gửi tiết kiệm mà không có lý do chính đáng thì cơ quan THADS làm thủ tục sung quỹ nhà nước.
+ Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó xử lý theo quy định.
Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng trong tố tụng hình sự
Theo quy định tại Điều 105 BLTTHS, vật chứng phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý vật chứng được quy định tại Điều 106 của Bộ luật này như sau:
– Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
– Vật chứng được xử lý như sau:
- Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
- Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
- Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
- Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
- Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
- Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Tường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Liên hệ
Vấn đề “Thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn đơn phương vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất năm 2023
- Thẩm quyền tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
- Thành phần Hội đồng tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính?
Câu hỏi thường gặp
Xử lý vật chứng, tài sản trả lại cho đương sự: VKS kiểm sát việc xử lý vật chứng trả lại cho đương sự được quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức VKSND, Điều 126 Luật THADS. Cơ quan THADS ra quyết định trả lại tiền, tài sản tạm giữ trong trường hợp bản án, quyết định tuyên trả lại tài sản cho đương sự. Sau khi có quyết định thi hành án chủ động về việc trả lại tiền, tài sản cho đương sự, Chấp hành viên phải thông báo cho đương sự thời gian, địa điểm nhận lại tiền, tài sản. Đối với tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng thì Thủ trưởng Cơ quan THADS phải ra quyết định tiêu huỷ và tổ chức tiêu huỷ tài sản theo quy định tại Điều 125 của Luật này.
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 2015 thì khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ra quyết định xử lý vật chứng.
Theo quy định tại Điều 90 BLTTHS năm 2015 thì theo đó, vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng. Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
– Trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật