Thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid bị xử lý như thế nào?

08/09/2021
Thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid bị xử lý như thế nào?
507
Views

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng chống dịch bệnh để sớm kiểm soát được tình hình dịch. Tuy nhiên vẫn còn có một số các trường hợp vi phạm những quy định này gây nên hậu quả đáng tiếc. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc có liên quan và đang được dư luận quan tâm gần đây. Đây là vụ việc một bác sĩ đã có hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid.

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 7/9, Công an huyện Đầm Dơi vừa khởi tố bị can đối với bác sĩ Lê Hữu Phước, Trưởng trạm Y tế xã Thanh Tùng vì không sàng lọc dịch tễ với bệnh nhân, gây lây Covid-19 trong cộng đồng.

Qua điều tra ban đầu, ngày 16 và 17/8, cháu L.T.Đ. (11 tuổi, ngụ huyện Đầm Dơi) được gia đình đưa đến khám bệnh tại phòng mạch của ông Phước tại ấp Cái Ngay, xã Thanh Tùng. Tuy nhiên, ông Phước không sàng lọc, điều tra dịch tễ Covid-19 của cháu Đ.

Sau đó, cháu Đ. được cơ quan chức năng phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Vì không được sàng lọc, phát hiện kịp thời, cháu Đ. là nguồn bệnh lây lan trên địa bàn xã Ngọc Chánh và xã Thanh Tùng. Ngành y tế đã xác định trên 10 F0 liên quan đến ca bệnh của cháu Đ.

Vậy hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid có thể bị khép vào tội gì?

Đây có thể được coi là một hành vi thiếu trách nhiệm và gây nên hậu quả nghiêm trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid.

Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, tại điều 360 BLHS 2015, cũng quy định như sau:

Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao mà thuộc trong các trường hợp được quy định tại điều này thì sẽ bị xử lý hình sự.

Như vậy, người có hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng..

Cấu thành tội phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid mà có đủ các yếu tố sau thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự:

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cũng được coi là chủ thể đặc biệt; chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu; mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; gây thất thoát, lãng phí nghiêm trọng đến tài sản của cơ quan, tổ chức; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất

Mặt khách quan của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Hành vi khách quan:

Có thể nói người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm; bản thân của hành vi này đã phản ảnh bản chất của tội phạm. Nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm lại không phải giống nhau nó tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được giao; và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra hậu quả.

Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý; điều hành của người có chức vụ, quyền hạn được biểu hiện như:

Vi phạm các nguyên tắc, chính sách, chế độ liên quan đến việc quản lý Nhà nước; quản lý con người, quản lý tài sản. v.v…

Hậu quả:

Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm là một bộ phân hợp thành tội danh; đó là hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả gây ra rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm gây là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người; những thiệt hại về tài sản, uy tín của cơ quan, tổ chức; và những thiệt hại phi vật chất khác.

Hành vi thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng; được xác định như là một nguyên nhân gián tiếp. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội phạm tội này với một số tội phạm khác có hành vi thiếu trách nhiệm là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả như tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Mặt chủ quan của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý.

Động cơ phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Đây là đặc điểm khác với một số tội phạm khác mà người phạm tội có chức vụ; quyền hạn thực hiện.

Do đó; khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; nếu cần xác định động cơ phạm tội cũng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt chứ không có ý nghĩa định tội.

Hành vi thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhận Covid sẽ bị xử lý như thế nào?

Điều 360, Bộ luật hình sự 2015 về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định các khung hình phạt như sau:

Khung 1

Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Thiếu trách nhiệm sàng lọc bệnh nhân Covid bị xử lý như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 180 Bộ luật Hình sự quy định: 1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. 2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước trị giá 3 tỷ đồng bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Gây thất thoát tài sản công 500 triệu động bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Hình sự: Phạm tội gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận