Xã hội ngày càng phát triển, việc tồn tại các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Đặc biệt là việc sử dụng trái phép chất ma túy. Vậy theo quy định pháp luật sử dụng ma túy có phạm tội không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP
Ma túy là gì?
Ma túy là các chất gây nghiện chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Các hành vi sử dụng chất ma túy
Các loại ma túy như cần sa, cocaine, heroine, methamphetamine, ecstasy (thuốc lắc),…
Các hình thức sử dụng ma túy: Ngoại trừ heroin những người sử dụng các chất gây nghiện thường dùng các đường khác ngoài tiêm chích như hút, hít và nuốt.
Đối với người sử dụng heroin thuốc được đưa vào cơ thể qua đường hít hoặc tiêm chích.
Theo quy định pháp luật sử dụng ma túy có phạm tội không?
Trách nhiệm hành chính
Căn cứ theo khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, nếu có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Trường hợp người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là người nước ngoài, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 7 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Khoản 6 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, đối tượng này còn bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Sử dụng ma túy có thể phạm các tội sau
Hiện nay Bộ Luật hình sự 2015 không có quy định cụ thể về xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ vi phạm hành vi sử dụng trái phép chất ma túy có thể cấu thành các tội khác nhau, ví dụ như:
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Tội cưỡng bức người khác sử dụng chất ma túy theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Tội lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép chất ma túy như thế nào?
Chủ thể tội phạm
Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người từ đủ 16 tuổi sẽ trách nhiệm chịu trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật về tội tội vận chuyển trái phép ma túy
Khách thể tội phạm
Người phạm tội có hành vi vận chuyển trái phép ma túy là hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy và phòng chống ma túy.
Theo đó hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đã xâm phạm tới các chính sách, quy định của Nhà nước trong hoạt động quản lý các vấn đề liên quan tới việc sử dụng, vận chuyển chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma tuý.
Mặt chủ quan tội phạm
Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma tuý thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý, tức là nhận thức rõ mình đang thực hiện hành vi bị pháp luật cấm, gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Do đó, đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý chỉ có thể được thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp.
Mặt khách quan tội phạm
Hành vi
Chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác, từ người này sang người khác,…bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ.
Vận chuyển trái phép chất ma tuý có thể giống với vận chuyển hàng hoá là người vận chuyển vận chuyển từ nơi này đến nơi khác với một khoảng cách nhất định bằng việc sử dụng các phương tiện giao thông như: ôtô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ, máy bay… nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian nhỏ như từ túi người này sang túi người khác trong một phòng, hoặc thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng một người.
Tuy nhiên, nếu một người vận chuyển ma tuý hộ cho người khác mà biết rõ người mà mình nhận vận chuyển giúp đang thực hiện giao dịch với mục đích mua bán ma tuý thì người có hành vi vận chuyển ma tuý bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma tuý với vai trò đồng phạm.
Hậu quả
Hậu quả của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Theo đó, người phạm tội cứ có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng được quy định đối với từng loại chất ma túy tại Điều 250 thì đã phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Hay nói cách khác đây là tội vận chuyển trái phép chất ma túy là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức.
Khi xem xét để định tội danh, phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Nếu không có đủ các yếu tố trên sẽ không phải chịu các hình phạt được quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vận chuyển trái phép chất ma túy có hình phạt như thế nào?
- Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào?
- Đối tượng buôn bán ma túy là học sinh cấp 3 có bị phạt tù không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 “Theo quy định pháp luật sử dụng ma túy có phạm tội không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; không có quy định cụ thể về khái niệm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Nhưng bạn có thể hiểu:
“Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi rủ rê; dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy.
Thường người có hành vi buôn bán trái phép ma túy dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì, kể cả trách nhiệm hành chính. Vì vậy người dưới 14 tuổi thường xuyên bị lợi dụng để vận chuyển ma túy.