Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào theo QĐ?

03/09/2022
Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?
569
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Tuân, tôi nghe nói sắp tới có tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề A. Tuy nhiên không biết là ngày đó vào thứ mấy, bởi tôi sợ nếu là ngày bình thường thì công việc của tôi rất bận khó mà đi được. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trưng cầu ý dân 2015

Trưng cầu ý dân là gì?

Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật trung cầu dân ý 2015 quy định:

1. Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này.

Trưng cầu dân ý bản chất là để thực hiện các quyền làm chủ của Nhân dân đối với một số công việc của Nhà nước. Ở Việt nam việc trưng cầu dân ý được thể hiện ví dụ như việc đi bầu cử chủ tịch nước, công dân được thực hiện quyền làm chủ của mình dựa trên các hoạt động trưng cầu dân ý, Tuy nhiên phải trong phạm vi và quy định của pháp luật cụ thể về trưng cầu dân ý

Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?

Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật Trưng cầu ý dân 2015 như sau:

Theo đó, ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như sau: Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?
Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?

Quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân?

Nguyên tắc trưng cầu ý dân

Ở Việt nam, nhà nước Việt nam là của dân do dân và vì dân, chính vì thế mà nhân dân có quyền làm chủ và đóng góp nguyện vọng và ý kiến đối với các hoạt động của nhà nước và pháp luật thông qua nhiều hình thức như trưng cầu ý dân, Việc trưng cầu ý dân cần được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định. Tại Luật trưng cầu dân ý 2015 quy định Điều 4 Nguyên tắc trưng cầu ý dân

1. Bảo đảm để Nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín khi trưng cầu ý dân.

3. Việc trưng cầu ý dân phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định.

Như vậy có thế thấy, để thống nhất và tạo nên sụ đoàn kết dân tộc trong giải quyết các vấn đề chung của đất nước và những vấn đề quan trọng của đất nước thì nhà nước ta coi trọng và thực hiện các điều kiện để nhân dân có thê thực hiện các công việc dựa trên các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín dối với các hoạt động trưng cầu dân ý để đảm bảo an toàn, trật tự và bình đẳng.

Việc trưng cầu dân ý phải được thực hiện đầy đủ theo các trình tự và thử tục được quy định để đảm bảo kết quả của việc trưng cầu dân ý chính xác và phải được sự đồng thuận của nhân dân. Trong trường hợp trưng cầu dân ý như việc thự hiện bầu ra người đại diện để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho mình như bầu cử các cơ quan có thẩm quyền, đây là quyền lợi của nhân dân về sự tín nhiệm đối với những cá nhân có đủ nhân phẩm, năng lực và tư cách đại diện cho nhân dân quyết định các công việc chung của đất nước

Quy định về các vấn đề trưng cầu ý dân

Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:

+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp, đối với việc áp dụng quy dịnh của Hiến pháp thì càn có ý kiến đóng góp của nhân dân vì hiến pháp là đạo luật gốc quy định các vấn đề quan trọng như quyền của con người, các vấn đề về quy định của pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội khác nhau nên rất cần tới việc trưng cầu ý dân để hoàn thiện các quy định và sự nhất chí đồng thuận của nhân dân cả nước.

Về mặt khách thể của quan hệ này, được xác định nằm ở hai nội dung đó là Một là lợi ích của cả Nhà nước và công dân đạt được trong việc đảm bảo thực thi chủ quyền nhân dân, tôn trọng và phát huy dân chủ từ đó tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn xã hội, tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó hơn giữa chính quyền với nhân dân; Hai là hành vi của con người và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình từ lúc bắt đầu xem xét, quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân, tiến hành bỏ phiếu cho đến khi công bố kết quả cuối cùng và Từ những phân tích trên, có thể khẳng định chế định trưng cầu ý dân là một trong những chế định pháp luật thuộc hệ thống của ngành Luật Hiến pháp.

+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia

Việc xác định chế định trưng cầu ý dân là một trong những chế định thuộc hệ thống của ngành Luật Hiến pháp, quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong toàn bộ tiến trình trưng cầu là quan hệ pháp luật Hiến pháp như phân tích nêu trên đã góp phần minh chứng đặc điểm thứ hai: chế định trưng cầu ý dân là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định và đảm bảo thực hiện nguyên tắc và mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân

+ Các Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước

Đối với các điều kiện kinh tế của quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng trong việc soạn thảo và xây dựng các quy phạm pháp luật của chế định trưng cầu ý dân. Quá trình soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp, thẩm định, đánh giá tác động, tổ chức hội thảo, phát phiếu thăm dò, lấy số liệu, tổng hợp nhận xét, tham vấn chuyên gia, dịch thuật tài liệu đến hoàn thiện dự thảo, thông qua dự án luật tất cả đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn, ổn định và lâu dài và cần thiết phải lấy ý kiến về trưng cầu ý dân và các Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước theo quy định cần trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Theo quy định ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: dịch vụ công chứng tại nhà, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong thực hiện trưng cầu ý dân?

Theo Điều 13 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện trưng cầu ý dân như sau:
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân.
4. Lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
5. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu trưng cầu ý dân, quy định khác của Luật này.

Trưng cầu ý dân có hiệu lực như nào?

1. Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
2. Mọi cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.

Bỏ phiếu sớm, hoãn ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân như thế nào?

Tại Điều 38 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định:
Trường hợp đặc biệt cần bỏ phiếu trưng cầu ý dân sớm hơn ngày quy định hoặc hoãn ngày bỏ phiếu tại một hoặc một số khu vực bỏ phiếu, một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thì Ủy ban nhân dân tại nơi cần bỏ phiếu sớm hoặc hoãn ngày bỏ phiếu phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.