Theo quy định của pháp luật; thì quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng chế, thiết kế trong công nghiệp là rất cần thiết và quan trongh; để bảo vệ các tác phẩm sáng chế, sáng tạo của tổ chức cá nhân theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp muốn chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thì phải làm thế nào? Các bước tiến hành Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nội dung tư vấn
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản; gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hưũ công nghiệp
Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như:
Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.
Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.
Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh; và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.
Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc tính; nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân; đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, Tiktok
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác; sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp phải tuân thủ:
Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.
Không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể ; cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Bên được chuyển giao quyền sử dụng không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba; trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi trên hàng hoá, bao bì hàng hoá; việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế .
Các bước tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
- Căn cứ chuyển nhượng.
- Giá chuyển nhượng.
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Hợp đồng phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải nộp kèm theo bản dịch hợp đồng sang tiếng Việt. Và phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai ở từng trang nếu hợp đồng có từ 02 trang trở lên.
Hồ sơ chuyển nhượng
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền (02 bản);
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (01 bản);
- Văn bằng bảo hộ (bản gốc);
- Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu, trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung) về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
- Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ (nếu có);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trình tự, thủ tục
Khi người nộp hồ sơ đã nộp đủ bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những tài liệu kể trên, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ:
- Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm tra về tính hợp lệ của bộ hồ sơ chuyển nhượng.
- Ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các yêu cầu của Luật sở hữu trí tuệ.
- Ghi nhận việc chuyển giao vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
- Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và thương hiệu trọn gói 2021
- Bị người khác lấy logo đi đăng ký nhãn hiệu thì phải làm gì?
- Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo độc quyền năm 2021
- Bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị pháp luật xử lý như thế nào?
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ
Câu hỏi thường gặp
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ văn bằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tưọng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.
1. Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở địa bàn khác phối hợp xử lý vi phạm với các nội dung chính sau đây: thông tin tóm tắt về vụ việc; tóm tắt về hành vi vi phạm và phạm vi, quy mô vi phạm xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhận yêu cầu; bản sao đơn yêu cầu xử lý vi phạm và bảo sao các tài liệu, ảnh chụp mẫu vật kèm theo; tóm tắt kết quả xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm; kiến nghị những nội dung cần phối hợp xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả lời;
2. Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ấn định, nêu rõ lý do không tiến hành xử lý vi phạm theo yêu cầu (nếu có).