Hiện nay, nhiều người để ý thấy thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của bản thân không có ghi hạn sử dụng. Vì vậy, nhiều thắc mắc đặt ra rằng liệu thẻ BHYT như vậy có phải in lỗi hay không? Thẻ Bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn có giá trị sử dụng hay không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau đây!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Công văn 3340/BHXH-ST
Bảo hiểm y tế là gì?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn, ta cần hiểu bảo hiểm y tế là gì? Hiện nay, khái niệm BHYT đã được quy định rất rõ trong Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014. Theo đó: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Có thể hiểu Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
Hiện tại, BHYT có hai hình thức chính là tham gia BHYT bắt buộc và tham gia BHYT tự nguyện.
Đối với hình thức tham gia BHYT bắt buộc, theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 6 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia thẻ BHYT như sau:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng
Đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là là những công dân đủ 15 tuổi trở lên không trong nhóm tham gia BHYT bắt buộc.
Vì sao thẻ bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn
Trước đây, mẫu thẻ Bảo hiểm y tế cũ có ghi cụ thể về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST thì từ 01/8/2017 sẽ không ghi thời điểm hết hạn sử dụng trên thẻ BHYT nữa mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng. Vì vậy, nhưng thẻ Bảo hiểm y tế được cấp từ thời hạn này sẽ không có ngày hết hạn.
Vì vậy, thẻ Bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn là theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, không phải do lỗi in sai, in thiếu và hoàn toàn có giá trị sử dung.
Việc pháp luật quy định như vậy nhằm giúp việc thẻ BHYT cấp cho người tham gia theo mã số BHXH, giúp tránh cấp trùng một người nhiều thẻ BHYT, cũng như quản lý, xác định thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục của từng cá nhân. Bên cạnh đó sẽ giúp người tham gia sẽ sử dụng thẻ BHYT lâu dài, không phải đổi lại hàng năm.
Cách xác định thời hạn sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn
Dù không còn ghi ngày hết hạn, căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, người dân vẫn có thể xác định thời hạn sử dụng thẻ BHYT như sau:
- Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Trẻ em dưới 06 tuổi: Nếu sinh trước ngày 30/9, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi. Nếu sinh sau ngày 30/9 Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể
- Đối với học sinh, sinh viên: Theo quy định về Thẻ BHYT đối với học sinh sinh viên.
Cách tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn
Cách 1: Tra cứu trực tuyến
Người dân có thể truy cập trực tiếp vào đường link: “https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx” nhập mã thẻ, họ tên, ngày tháng năm sinh để tiến hành tra cứu.
Cách 2: Tra cứu bằng tin nhắn
Cần lưu ý rằng người dân sẽ bị tính 1000 đồng 1 lần tra cứu đối với cách này. Người dân có thẻ soạn tin nhắn với cú pháp: BH THE <Mã thẻ BHYT> gửi 8079
Cách 3: Tra cứu qua ứng dụng VssID
Người dân có thể tải về ứng dụng VssID trên Playstore (đối với người dùng Android) và Appstore (đối với người dùng IOS) và tiến hàng đăng ký và tra cứu theo hướng dẫn.
Có thể bạn quan tâm:
- Một tháng được khám bảo hiểm y tế bao nhiêu lần?
- Mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi đang mang thai thế nào?
- Xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ở đâu ?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẻ bảo hiểm y tế không có ngày hết hạn”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, thành lập công ty nhanh; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 3, Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bổ sung Khoản 15, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
– Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Bước 1: Nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm y tế cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu mua bảo hiểm
Bước 2: Đóng tiền phí bảo hiểm
Bước 3: Nhận giấy hẹn đến lấy thẻ bảo hiểm. Đến thời hạn trên giấy hẹn bạn đến cơ quan bảo hiểm để lấy thẻ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.
bạn mua bảo hiểm y tế hộ gia đình thì thời điểm có hiệu lực của thẻ bảo hiểm y tế là 30 ngày kể từ ngày tham gia bảo hiểm y tế.